Rồng Komodo đại chiến dữ dội: Hé lộ nguyên nhân
Hà mã xả thân cứu linh dương khỏi hàm cá sấu hung dữ / 'Lạnh gáy' trước nghi lễ móc mắt kinh dị tại lễ hội Ấn Độ
Một cuộc chiến kịch liệt để tranh giành lãnh thổ của 4 con rộng Komodo đã diễn ra trong khoảng 10 phút để tìm ra ông chủ.
Cuộc chiến này được ghi lại bởi nhân viên kiểm lâm có tên Konstantinus Muga khi đang tuần tra trong Vườn quốc gia Komodo trên đảo Komodo, Indonesia.

Cuộc chiến bắt đầu với hai cá thể rồng Komodo
Ban đầu, cuộc chiến diễn ra giữa 2 con rồng Komodo trước khi những kẻ tới sau tham gia vào đại chiến. Sau một khoảng thời gian, hai con thất thế nằm gục dưới đất, chịu làm bệ cho cuộc chiến của hai con còn lại. Những kẻ thống trị trên hòn đảo này sử dụng đuôi như một vũ khí lợi hại. Những chiếc răng và móng vuốt cũng là vũ khí khiến đối phương bị thương trong cuộc chiến không khoan nhượng.
![]() |
Những kẻ lạ mặt tới sau cũng tham gia vào cuộc chiến |
Kẻ chiến thắng sau cùng là con rồng Komodo lớn nhất có chiều dài khoảng 2,5m.
Thông thường, rồng Komodo tham gia các cuộc chiến để tranh giành lãnh thổ hoặc khi tới mùa giao phối. Chúng thường dùng chiến thuật "lấy thịt đè người" để ghim đối thủ xuống dưới.
Không chỉ sở hữu sức mạnh đáng sợ, rồng Komodo còn có nọc đọc khiến cho những vết cắn của chúng có thể đem lại cái chết cho con mồi.
![]() |
Cuộc chiến chỉ kết thúc khi phân định thắng thua |
Đây là động vật đặc hữu của Indonesia, hiện có khoảng hơn 4000 cá thể sinh sống trong Vườn quốc gia Komodo. Chúng được bảo vệ theo luật pháp của quốc gia Đông Nam Á này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

CLIP: Cận cảnh pha săn mồi ngoạn mục của “ông vua đồng cỏ”
CLIP: Lỡ dại đi săn nhím, trăn boa quằn quại trong đau đớn vì bị lông kẻ thù đâm
CLIP: Rắn đuôi chuông kịch độc bị hạ gục bởi "sát thủ" rắn lục trong cuộc chạm trán định mệnh
CLIP: Linh miêu con tập săn mồi, bài học sinh tồn trong thiên nhiên hoang dã
CLIP: Sư tử mẹ, lá chắn thép bảo vệ đàn con giữa đồng cỏ Châu Phi

Loài cá sa mạc hiếm nhất thế giới, sống sót ở ‘thung lũng chết’ 60.000 năm: Chỉ còn hơn 30 con