19 khám phá mới về nỗi sợ: Những cơ chế thú vị
Tình yêu vĩnh cửu qua bức ảnh nụ hôn 2.800 năm khiến nhiều người xúc động / Bí mật về đội kỵ binh huyền thoại vùng Viễn Đông
Kết quả mới đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa nỗi sợ và “vùng não gây sợ hãi” - khu vực được tin là nơi kiểm soát cảm xúc và tâm trạng của con người.
Theo đó, các nỗi sợ khác nhau sẽ được não bộ xử lý theo cách thức khác nhau. Tuy vậy, giới khoa học vẫn tin rằng bản chất của sợ hãi vô cùng phức tạp, và cần thêm thời gian để giải mã hoàn toàn hiện tượng độc đáo này.
In dấu nỗi sợ
Nỗi sợ là một cơ chế sinh tồn. Khi các giác quan phát hiện dấu hiệu nguy hiểm, não bộ sẽ kích hoạt một loạt phản ứng “ra chỉ thị” cho cơ thể. Các nghiên cứu mới đây kết luận, các phản ứng này xuất phát từ “vùng não gây sợ hãi”.
Khu vực này nằm ngay trong vùng não hồi hải mã (hippocampus), bên trong thuỳ thái dương, và liên quan đến khả năng kiểm soát trí nhớ cũng như khả năng nhận thức của con người. Kết quả quét cộng hưởng từ (MRI) cho thấy, bất cứ khi nào cảm giác sợ hãi xuất hiện, vùng này hoạt động mạnh hơn và biểu hiện trên hình ảnh là các vùng phát sáng giống như pháo hoa.
Quá trình nghiên cứu cũng tiết lộ, con người dần hình thành phản xạ với nỗi sợ khi những ký ức sợ hãi in sâu vào não, thông qua các tế bào thần kinh mới hình thành.
Trung tâm điều khiển cảm xúc của não, hay hạch hạnh nhân (amygdala), tác động tới vùng hồi hải mã - trung tâm chuyển tiếp cho bộ nhớ để tạo ra tế bào thần kinh mới. Những tế bào thần kinh mới chịu tác động của hạch hạnh nhân sẽ tạo nên một “vùng trắng” lưu trữ thông tin liên quan đến nỗi sợ.
Các liên kết giữa vô số hạch hạnh nhân ở vùng hồi hải mã làm nhiệm vụ mã hóa vô số những ký ức sợ hãi, khiến con người hứng chịu các nỗi sợ khác nhau.
Về mặt tiến hóa, điều này có nghĩa là tế bào thần kinh mới có thể giúp con người ghi nhớ những sự việc khủng khiếp trong cuộc đời, như những dấu mốc “thập tử nhất sinh”.
Tế bào thần kinh mới đặc biệt nhạy cảm với cảm xúc đầu vào hai tuần sau khi hình thành. Kết quả thí nghiệm trên chuột cho thấy, các tế bào thần kinh mới trong vùng hippocampus, được tạo ra trong khoảng thời gian 3 ngày đầu nghiên cứu, có khả năng ghi nhớ rất nhanh nỗi sợ hãi ở chuột sau khi các nhà khoa học tiến hành các hoạt động gây ra phản ứng sợ hãi liên tục ở cùng một bối cảnh.
Họ chỉ ra vai trò của hạch hạnh nhân basolateral - khu vực của cấu trúc hình quả hạnh để xử lý cảm xúc tiêu cực, bao gồm stress, lo âu và sợ hãi. Việc phá hủy hạch này sẽ khiến tế bào thần kinh mới không còn được kích hoạt để đáp ứng với các ký ức sợ hãi.
Như vậy, tế bào thần kinh mới sinh đóng vai trò quan trọng không chỉ trong sự hình thành của bộ nhớ, mà còn trong việc tạo ra bối cảnh tình cảm của bộ nhớ, thông qua “chìa khóa” là hạch hạnh nhân basolateral với khả năng ghi nhớ một phần ký ức cảm xúc. Phát hiện này có ý nghĩa đối với việc điều trị chứng rối loạn stress sau chấn thương và các vấn đề rối loạn của bộ nhớ gây ra bởi cảm xúc như trầm cảm và lo âu.
Ức chế sợ hãi
Sợ hãi tạo nên nhiều phản ứng cảm xúc và hành động, mà theo khoa học giúp làm tăng độ tỉnh táo, giữ cho cơ thể và não bộ tập trung giữ an toàn cho đến khi mối đe dọa bị vô hiệu hóa. Về bản chất, “vùng não gây sợ hãi” có hệ thống mạch thần kinh xử lý nỗi sợ sẽ chia nhau trách nhiệm để đối phó với các mối đe dọa, tạo nên những phản ứng rất thú vị.
Một số phản ứng của cơ thể chống lại trạng thái nguy hiểm có thể liên quan đến cơ chế từng hữu ích cho tổ tiên loài người. Ví dụ như sởn gai ốc, khiến cho tóc, lông tay và lông chân dựng đứng, giúp người cổ đại trông to lớn và hùng vĩ hơn. Tuy nhiên, chúng không còn giá trị với người hiện đại trên phương diện hỗ trợ chiến đấu hay chạy thoát kẻ thù.
Trí tưởng tượng là một công cụ vô cùng hữu ích, thúc đẩy sự sáng tạo và cho phép con người đưa ra các giải pháp độc đáo. |
Cơ chế thú vị nhất là xu hướng trở nên “đông cứng” khi sợ hãi. Các nghiên cứu gần đây kết luận, “đông cứng” là sự ức chế hành vi do hạch hạnh nhân tạo nên. Khi căng thẳng kích hoạt hạch amygdala, nó tạm thời chèn ép các suy nghĩ có ý thức, để cơ thể chuyển toàn bộ năng lượng sang đối phó mối đe dọa.
Theo đó, cơ thể giải phóng các hoạt chất thần kinh và hormone làm tăng nhịp tim và hơi thở, đưa ít máu hơn đến ruột và nhiều máu hơn tới các cơ bắp, mục đích để “chiến” hoặc “chạy”.
Điều này lý giải cho việc tại sao một số người bị “đơ” khi sợ hãi hoặc khi đối mặt với một mối nguy hiểm đang hiện hữu, trong khi đó một số khác lại vẫn có khả năng giữ được bình tĩnh để đối mặt với mối đe doạ và xử lý được nó.
Cách mạch thần kinh xử lý nỗi sợ hoạt động cũng rất quy củ. Các mối đe dọa đến từ xa cho phép con người có nhiều thời gian để suy nghĩ và đối phó được xử lý bởi mạch thần kinh xử lý nỗi sợ có ý thức. Trong khi đó, các mối đe dọa trước mắt đòi hỏi phản ứng nhanh chóng do mạch thần kinh quản lý nỗi sợ thụ động phụ trách.
Trong nhiều trường hợp, hệ thống mạch đặc biệt này sẽ được... thử thách. Đó là khi con người có thể nín nhịn cho tới khi nhận thức được bản thân không còn nguy hiểm, và dần thích nghi với nỗi sợ ban đầu.
Thậm chí, số khác còn cố tình tìm kiếm trải nghiệm nỗi sợ hãi bằng cách chơi những trò mạo hiểm, để hệ thống mạch tạo nên những cảm giác khác biệt, từ phấn khích, đến căng thẳng cao độ và cuối cùng là cảm giác nhẹ nhõm.
Sức mạnh của trí tưởng tượng
Cuộc sống hiện đại kèm theo vô số áp lực đến từ công việc, gia đình và xã hội vô hình trung đã tạo nên những nỗi sợ hãi và lo lắng bao trùm. Trong bối cảnh này, khi nói đến việc giúp mọi người giải quyết nỗi ám ảnh hoặc rối loạn lo âu, giới khoa học đề nghị tác động ức chế vùng não kiểm soát sự lo lắng thông qua “liệu pháp tiếp xúc”.
Cách tiếp cận này nhằm mục đích loại bỏ sự mẫn cảm của con người đối với các kích thích gây ra nỗi sợ hãi bằng cách cho họ tiếp xúc với các kích thích này trong một môi trường hoàn toàn an toàn, với liều lượng thích hợp. Điều này sẽ giúp họ dần thoát khỏi cảm giác bị đe dọa và những hậu quả tiêu cực từ các kích thích đó.
Bên cạnh đó, con người có thể xử lý nỗi sợ hãi và đè ép nó xuống khi họ nhận thức được bản thân không thực sự nguy hiểm. Để làm được việc này, một số nhà khoa học đề xuất ý kiến khai thác trí tưởng tượng để giúp giữ bình tĩnh, từ đó vượt qua nỗi sợ hãi. Trí tưởng tượng là một công cụ vô cùng hữu ích, thúc đẩy sự sáng tạo và cho phép con người đưa ra các giải pháp độc đáo.
Một số nghiên cứu lập luận, trí tưởng tượng tạo ra cơ hội xem xét các khía cạnh khác nhau, có thể thực sự ảnh hưởng đến tâm trí và cơ thể. Ngoài ra, tiếp xúc thực tế và tưởng tượng mối đe dọa không khác nhau ở cấp độ não và trí tưởng tượng cũng hoạt động tốt.
Nỗi sợ là một phản ứng sinh tồn, phản ứng này xuất phát từ “vùng não gây sợ hãi”. |
Nghiên cứu mới đây của Đại học Colorado Boulder (New York) đã chứng minh những gì con người tưởng tượng có thể khiến bộ não cảm nhận một cách chân thật, tạo nên “sức mạnh ma thuật” giúp chiến thắng nỗi sợ hãi và rối loạn lo âu dai dẳng. Các nhà khoa học đã sử dụng MRI để quét não của những người tham gia và đánh giá hoạt động của não bộ trong các tình huống thực tế và tưởng tượng liên quan đến một số âm thanh đe dọa.
Kết quả hoàn toàn bất ngờ: những người tưởng tượng về âm thanh ngừng cảm giác sợ hãi sớm hơn so với những người phải nghe trực tiếp, khi “vùng não gây sợ hãi” của họ hoạt động nhẹ nhàng hơn. Có thể nói, tưởng tượng đã loại bỏ mối liên hệ giữa âm thanh đe dọa với cảm giác lo sợ rơi vào thế nguy hiểm của con người.
Bên cạnh đó, nhờ sức mạnh của trí tưởng tượng, con người thậm chí có thể sửa lại và cập nhật những ký ức đáng sợ. Điều này mở ra cơ hội sử dụng trí tưởng tượng để định hình những gì bộ não con người “học” được từ những trải nghiệm thực tế, từ đó có thể quản lý trí tưởng tượng.
Giới khoa học cho rằng, những người có trí tưởng tượng sống động có thể được hưởng lợi nhiều nhất từ việc “thao túng” các yếu tố gây khó chịu, trong khi những người có trí tưởng tượng kém hơn có thể không thấy nhiều sự khác biệt.
Sự đa dạng về khả năng tưởng tượng, cũng như những ứng dụng tiềm năng đối với lộ trình trị liệu nỗi sợ, đòi hỏi cần có thêm nhiều nghiên cứu để tận dụng tối đa “sức mạnh ma thuật” này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?
Những tế bào thần kinh mới chịu tác động của hạch hạnh nhân sẽ tạo nên một “vùng trắng” lưu trữ thông tin liên quan đến nỗi sợ.