3 lần tìm gặp Gia Cát Lượng, không ngờ Lưu Bị bỏ qua một cao nhân: Quá đáng tiếc!
Lưu Thiện đầu hàng, 8 năm ở đất Ngụy, vì sao dân Thục Hán không nổi loạn? Lý do đơn giản / Nếu Gia Cát Lượng Bắc phạt thành công, liệu có phế bỏ Lưu Thiện? Tôn Quyền chỉ nói 8 chữ
Ảnh minh họa
Trong thời kỳ đại loạn vào những năm cuối nhà Đông Hán, để có thể xây dựng cơ đồ và thực hiện tham vọng thống nhất thiên hạ, mỗi vị quân chủ đều cần phải có binh hùng, tướng mạnh, và đặc biệt là quân sư.
Thực tế, những người đứng đầu 3 tập đoàn chính trị mạnh nhất thời Tam Quốc là Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền đều cố gắng chiêu mộ và sở hữu không ít quân sư tài danh bậc nhất lúc bấy giờ. Những trận chiến nổi tiếng Tam Quốc hầu hết cũng đều có dấu ấn thể hiện tài trí của những bậc quân sư này.
So với Tào Tháo và Tôn Quyền, Lưu Bị trong buổi đầu lập nghiệp có phần thua thiệt hơn nhiều khi có gia cảnh nghèo khó. Lưu Bị thua nhiều trong giai đoạn đầu bước chân vào vũ đài chính trị.
Tuy nhiên, nhờ có nhãn quan nhìn người và trọng nhân tài nên giúp Lưu Bị từng bước xây dựng cơ đồ cho nhà Thục Hán, trở thành một trong ba thế lực mạnh nhất Tam Quốc.
Trên con đường tuyển chọn nhân tài cho mình, việc Lưu Bị ba lần đích thân mời Gia Cát Lượng xuất sơn được coi là nước cờ rất quan trọng.
Trước khi ra đi, Từ Thứ, một người được Lưu Bị hết sức tin tưởng, đã nói với ông rằng bằng mọi cách phải có được sự phò tá của Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng là nhân tài mà Lưu Bị muốn có được.
Để có được Gia Cát Lượng, Lưu Bị cũng phải tốn không ít công sức. Đích thân tới thăm Gia Cát Lượng ở Long Trung, nhưng lần đầu không gặp, lần hai bị từ chối, phải đến lần thứ ba, Lưu Bị mới gặp được Gia Cát Lượng. Cuối cùng, cảm động trước tấm chân tình muốn chiêu mộ hiền tài của Lưu Bị nên Gia Cát Lượng đã đồng ý phò tá ông.
Quả thực Gia Cát Lượng là bậc kỳ tài hiếm có trong Tam Quốc khi từng bước giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán, đồng thời một lòng phò tá cho Hậu chủ Lưu Thiện sau này.
Nếu có người cùng san sẻ nỗi lo với Gia Cát Lượng thì có lẽ Thục Hán có thể phục hưng Hán thất, đồng thời thống nhất Tam Quốc.
Vậy, nhân tài có năng lực này rốt cục là ai?
Hóa ra, Lưu Bị cũng từng gặp người này trong lần tìm gặp Gia Cát Lượng năm xưa. Đáng tiếc, khi đó, trong đầu Lưu Bị chỉ nghĩ đến Gia Cát Lượng nên vô tình bỏ lỡ một nhân tài hiếm có trong đời. Đó là Thôi Châu Bình .
Thôi Châu Bình là bạn thân của Gia Cát Lượng. Dù không tham gia vào thế sự nhưng tài năng của Thôi Châu Bình không hề thua kém Gia Cát Lượng.
Theo đó, trong lần thứ hai tìm đến nhà Gia Cát Lượng, Lưu Bị đã gặp được một người, và cho rằng đó là Gia Cát Lượng nên liền tới để giới thiệu về thân phận. Hóa ra người này chính là Thôi Châu Bình, bạn thân của Gia Cát Lượng. Ông đến vì muốn đàm đạo với Gia Cát Lượng nhưng đáng tiếc Gia Cát Lượng lại không có nhà.
Lưu Bị bấy giờ sau khi nghe tin này liền để lại một bức thư để bày tỏ lý tưởng và mong có thể tới gặp một lần nữa. Tuy nhiên, Lưu Bị lúc đó không hề biết rằng ông vừa vô tình bỏ qua một nhân tài xuất chúng, đó là Thôi Châu Bình.
Lưu Bị từng gặp Thôi Châu Bình nhưng lại vô tình bỏ qua ông.
Xuất thân trong một gia đình quan lại, cha của Thôi Châu Bình từng là Thái úy của nhà Đông Hán. Thôi Châu Bình cũng rất xuất sắc khi tuổi còn trẻ mà được đề cử làm quan ở Lạc Dương và sau đó là quan lớn như Thái thú Tây Hà...
Tuy nhiên, do thất vọng trước tình thế lúc bấy giờ, Thôi Châu Bình đã từ chức để trở về Kinh Châu. Ông là người thích ngao du tự tại, đồng thời thích kết giao với các anh hùng trong thiên hạ. Thôi Châu Bình từng có ý thăm dò Lưu Bị, nhưng đáng tiếc Lưu Bị khi đó chỉ một lòng hướng về Gia Cát Lượng.
Lưu Bị từng ba lần tìm đến nhà Gia Cát Lượng.
Thôi Châu Bình cũng từng nói rằng con người nên tuân theo mệnh trời thì an nhàn, còn đối nghịch lại thì vất vả. Ông từng đưa ra dự đoán rằng dù Gia Cát Lượng có phò tá Lưu Bị thì cũng không thể phục hưng Hán thất và có thể rơi vào kết cục không mấy tốt đẹp.
Quả nhiên, kết cục sau này của Gia Cát Lượng giống với dự đoán của Thôi Châu Bình. Ông cả đời cống hiến, hết mực trung thành phò tá Lưu Bị và Thục Hán, nhưng cuối cùng cũng qua đời vì lao lực.
Từ lần gặp gỡ Lưu Bị, Thôi Châu Bình đã nhìn thấy con đường phía trước của vị quân chủ này. Việc phục hưng Hán thất chẳng qua là bất tuân ý trời, còn Gia Cát Lượng thì tuy gặp được chủ nhưng lại sai thời điểm.
Nếu Lưu Bị chiêu mộ được Thôi Châu Bình phò tá cho mình thì có lẽ kết cục của Thục Hán sẽ khác.
Dự đoán của Thôi Châu Bình cho thấy tài năng xuất chúng của ông. Nếu Lưu Bị mời được Thôi Châu Bình phò tá thì có lẽ sự nghiệp phục hưng Hán thất sẽ khác. Mặt khác, nếu có sự trợ giúp của người bạn Thôi Châu Bình, Gia Cát Lượng có thể sẽ hoàn thành được tâm nguyện của Lưu Bị.
Đáng tiếc Lưu Bị vô tình bỏ qua một nhân tài hiếm có này. Mặt khác, việc Thôi Châu Bình chọn cách mai danh ẩn tích cũng khiến nhiều người cảm thấy tiếc nuối.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ