Sau khi xưng đế, Lưu Bị rèn ngay 8 thanh kiếm quý: Ngoài Quan Vũ, những ai được nhận?
Tào Tháo không ít lần tặng mỹ nhân cho Quan Vũ để lấy lòng, vì lý do gì Quan Vũ không bao giờ để mắt tới? / Xem thường cả Hoàng Trung, Mã Siêu, vì sao Quan Vũ chưa từng coi thường hàng tướng Ngụy Diên?
Ảnh minh họa
Tam Quốc biết đến là thời kỳ tàn khốc bậc nhất lịch sử Trung Hoa. Trong đó, giai đoạn đỉnh của điểm thời kỳ diễn ra từ 220 đến năm 263, đánh dấu bằng cuộc chiến tranh tranh giành quyền lực giữa ba nhà nước Thục, Ngụy, Ngô với ba người đứng đầu Lưu Bị , Tào Tháo , Tôn Quyền.
Tuy rằng, Tam Quốc đã rơi vào thế kiềng ba chân nhưng mỗi nhà nước đều được người sáng lập xây dựng một chế độ riêng và người lãnh đạo nổi bật nhất lịch sử Tam Quốc phải kể đến đó là Lưu Bị. Xuất thân từ người bình thường, Lưu Bị đã đi lên trở thành một vị hoàng đế khai quốc nước Thục Hán .
Lưu Bị chiến thắng, xưng đế và thành lập nhà nước Thục. (Ảnh: Sohu)
Sau khi Thục Hán thành lập, Lưu Bị ngay lập tức bắt tay xây dựng chính quyền nhà nước, củng cố quân sự cũng như nhiều việc nhằm khẳng định vị trí của mình. Một trong những việc làm nổi bật nhất, Lưu Bị đã rèn tổng cộng 8 thanh kiếm quý và trao nó cho những người quan trọng.
Mỗi thanh gươm được đem trao không chỉ nhằm khẳng định vị trí quan trọng của người nhận, vai trò trọng trách Lưu Bị giao phó mà còn khẳng định tầm quan trọng của người đó đến cá nhân Lưu Bị. Lưu Bị đã dành những thanh kiếm quý đó cho những ai?
Lưu Bị đã trao kiếm cho ai?
Đầu tiên, gia đình
Lưu Bị đã chọn một thanh kiếm đẹp nhất cho mình. Nó như một biểu tượng của vương quyền, khẳng định sức mạnh lãnh đạo, sự chiến thắng của toàn quân. Tiếp đến, Lưu Bị tặng cho ba người con trai của mình: Lưu Thiện, Lưu Vĩnh, Lưu Lý mỗi người một thanh kiếm.
Xét về tình, đây đều là những máu mủ của Lưu Bị vì vậy sau khi xưng đế, tất nhiên ông sẽ dành một vị trí cho các con mình.
Còn khi xét về lý, ba người con Lưu Bị đều là những người có phẩm chất, chí hướng, ham học hỏi, sẵn sàng đảm nhận nhiều trận chiến quan trọng nên quyết định trao gươm cho con Lưu Bị hoàn toàn yên tâm.
Thứ hai, Quan Vũ và Trương Phi
Kể từ khi Lưu Bị - Quan Vũ – Trương Phi kết nghĩa anh em ở Đào Viên, tình bạn giữa họ như bức tường thành không thể phá vỡ. Ba người đã cùng nhau đi khắp thế gian, vượt qua muôn vàn khó khăn để xây dựng lực lượng, chiến đấu, hình thành một trong 3 nhà nước lớn mạnh nhất Tam Quốc.
Và bây giờ, khi Lưu Bị đã đạt được sự nghiệp hoàng đế, ông luôn muốn tôn vinh công lao của hai huynh đệ, quyết định rèn gươm, trao cho họ.
Ba anh em Trương, Lưu, Vũ tham gia chiến trận. (Ảnh: Sohu)
Thứ ba, Gia Cát Lượng
Rất nhiều ý kiến cho rằng nếu không có Gia Cát Lượng thì Lưu Bị sẽ không có được như ngày hôm nay. Ông đã hết lòng với Lưu Bị, trở thành vị chiến lược gia lỗi lạc của nước Thục và giúp Lưu Bị điều hành hầu hết công việc chính sự. Chính vì điều này, sau khi xưng đế, Lưu Bị bày tỏ lòng biết ơn của mình bằng cách trao kiếm cho Gia Cát Lượng.
Lưu Bị cùng Gia Cát Lượng bàn chiến sự. (Ảnh: Sohu)
Cuối cùng, Triệu Vân
Chỉ còn một thanh kiếm cuối cùng những giữa nhiều người đã có công giúp mình, Lưu Bị quyết định trao nó cho ai? Câu trả lời đó chính là Triệu Vân, vị tướng thắng trận của nước Thục.
Kể từ khi Triệu Vân rời bỏ Viên Thiệu để gia nhập Lưu Bị, ông ta luôn hết lòng trung thành với Lưu Bị.
Triệu Vân, vị trướng Lưu Bị tin tưởng trao thanh kiếm cuối cùng. (Ảnh: Sohu)
Triệu Vân không chỉ xông pha trận địa mà còn hết lần này đến lần khác giải nguy cho gia đình Lưu Bị. Vào năm 208, khi Tào Tháo mang quân đánh chiếm Kinh Châu, trong lúc hỗn loạn nhất, Triệu Vân một mình tự xông pha trận địa để tìm kiếm và thành công bảo vệ gia quyến Lưu Bị. Đây chính là lý do tại sao Lưu Bị lại trao cho Triệu Vân thanh kiếm cuối cùng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ