Hai mãnh tướng khiến Tào Tháo "vừa yêu, vừa giận": Người thứ 2 phải trả giá đắt
Tào Tháo không ít lần tặng mỹ nhân cho Quan Vũ để lấy lòng, vì lý do gì Quan Vũ không bao giờ để mắt tới? / Lưu Thiện đầu hàng, 8 năm ở đất Ngụy, vì sao dân Thục Hán không nổi loạn? Lý do đơn giản
Trong những năm cuối thời nhà Đông Hán, thiên hạ đại loạn. Để vươn lên nắm quyền phân tranh thiên hạ giữa bối cảnh đó quả thực không hề dễ dàng.
Nhiều cuộc chiến giữa các nước chư hầu, thế nhưng chỉ có ba người mạnh nhất vươn lên nắm quyền, tạo thành thế chân vạc trong lịch sử Tam Quốc, chính là Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền.
Trong ba vị quân chủ này, Tào Tháo được coi là người có nhiều lợi thế ngay từ những chặng khởi đầu của Tam Quốc.
Tào Tháo là người có tài thao lược, nổi danh trong Tam Quốc.
Trong những năm thiên hạ hỗn loạn vào cuối Đông Hán, Tào Tháo đã dùng ‘thiên tử’ để lệnh chư hầu, tham gia rất nhiều trận chiến, trở thành hùng bá một phương khiến người đương thời phải kiêng nể. Thế nhưng trong cuộc đời lừng lẫy của mình, bản thân Tào Tháo cũng từng rơi vào tình thế khiếp sợ khi đối mặt với hai mãnh tướng mà ông từng rất muốn chiêu mộ.
Đó là những ai?
Quan Vũ: Võ tướng khiến Tào Tháo vừa phục vừa sợ
Quan Vũ chính là danh tướng nổi tiếng khắp Tam Quốc. Ông cũng là một trong những võ tướng mạnh nhất của tập đoàn Thục Hán, người đứng đầu trong "Ngũ hổ tướng". Tài năng, dũng mãnh và sự trung nghĩa của Quan Vũ chính là những điều mà Tào Tháo rất khâm phục, từng không ít lần tìm cách chiêu mộ.
Theo đó, khi Quan Vũ buộc phải tạm đầu hàng Tào Ngụy, Tào Tháo đã tìm đủ mọi cách để chiêu mộ Quan Vũ, đối đãi hết sức nồng hậu, thậm chí tặng cả mỹ nữ, ngựa quý,... nhưng vẫn không có được mãnh tướng này. Quan Vũ nhất quyết muốn quay về với Lưu Bị, thậm chí còn "qua 5 ải, chém 6 tướng" của Tào.
Dù phụ Tào Tháo, nhưng Quan Vũ vẫn cảm kích trước tấm lòng của vị quân chủ này dành cho mình. Do đó, khi ở Hoa Dung Đạo, dù chặn được Tào Tháo, nhưng Quan Vũ đã quyết định tha chết cho vị quân chủ này để trả lại ân tình năm xưa.
Quan Vũ là mãnh tướng mà Tào Tháo yêu quý, luôn muốn chiêu mộ.
Thế nhưng, sau đó không lâu, Quan Vũ lại một lần nữa khiến Tào Tháo phải khiếp sợ. Cụ thể, tại trận Phàn Thành, lợi dụng mưa lớn, Quan Vũ đánh bại thất quân, bắt Vu Cấm, chém Bàng Đức. Mãnh tướng uy chấn Hoa Hạ quả thực khiến Tào Tháo "phải toát mồ hôi" khi thấy sự lợi hại của ông. Thậm chí, Tào Tháo còn từng có ý định dời đô để né tránh Quan Vũ.
Đáng tiếc, do Đông Ngô trở mặt đánh úp khiến Quan Vũ thất trận, phải bỏ mạng vào đầu năm 220. Nếu Quan Vũ còn sống chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới đại nghiệp mà Tào Tháo cả đời gây dựng.
Tôn Quyền đã sai người mang đầu của Quan Vũ đến Lạc Dương để nộp cho Tào Tháo. Nhưng Tào Tháo lại sai người làm lễ tang trọng thể cho Quan Vũ theo nghi thức dùng để an táng chư hầu. Hành động này được các nhà nghiên cứu đánh giá rằng, Tào Tháo dù phụ nhiều người nhưng chưa từng phụ Quan Vũ. Ngoài ra, đây cũng được coi là hành động giải tỏa nghi ngờ và thành công lái được mũi nhọn của Lưu Bị về phía Tôn Quyền.
Mã Siêu – mãnh tướng khiến Tào Tháo đau đầu
Mã Siêu là một võ tướng nổi danh thời Tam Quốc. Sở hữu võ nghệ, sự dũng mãnh và khả năng chiến đấu vô cùng thiện chiến, Mã Siêu thực sự từng khiến Tào Tháo khiếp sợ trên chiến trường.
Mã Siêu là con trai của Mã Đằng, được cho là hậu nhân của Phục Ba tướng quân Mã Viện. Ngay từ khi còn trẻ, Mã Siêu đã sớm bộc lộ tài năng hơn người. Bản thân Tào Tháo là người rất trọng nhân tài. Ông từng nhiều lần gửi lời chiêu mộ nhưng đều bị Mã Siêu cự tuyệt.
Mã Siêu từng nhiều lần được Tào Tháo gửi lời chiêu mộ.
Trong chiến dịch thống nhất phương Bắc, đại quân Tây Lương của Mã Siêu chính là thế lực mà khiến Tào Tháo phải đau đầu bởi khó chinh phạt nhất. Theo Tam Quốc diễn nghĩa, Mã Siêu thắng nhiều tướng của Tào Tháo trong các trận giao chiến. Thậm chí, vị tướng quân họ Mã cùng đại quân còn liên tục đại phá quân Tào, khiến Tào Tháo phải "cắt râu, vứt áo" ở Đồng Quan để tháo chạy. Khi đó, nếu không có Tào Hồng hộ giá thì có lẽ Tào Tháo cũng khó mà thoát được.
Trong một lần giao chiến, sau khi nghe về chiến thuật của Mã Siêu, Tào Tháo thậm chí từng thốt lên rằng: "Thằng ranh họ Mã chẳng chết, ta chết không có đất mà chôn".
Sau này, nhờ dùng kế ly gián Mã Siêu và Hàn Toại, Tào Tháo mới thành công khiến Mã Siêu phải bỏ đi và quy phục Trương Lỗ. Dù sau cùng đánh bại Mã Siêu nhưng không thể phủ nhận rằng mãnh tướng này từng khiến Tào Tháo đau đầu, nếm trải cảm giác sợ hãi khi chốn chạy.
Sau khi đầu quân cho Lưu Bị, Mã Siêu thậm chí còn được xếp vào hàng "Ngũ hổ tướng" của Thục Hán, bên cạnh những võ tướng như Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân và Hoàng Trung.
Đáng tiếc, do quá khứ từng quay lưng với người có ơn giúp đỡ mình, thậm chí mang tiếng xấu là bội bạc, sẵn sàng đưa người thân vào chỗ chết, nên Mã Siêu không được Lưu Bị quá trọng dụng và tin tưởng.
Mãnh tướng tài ba này rơi vào tình cảnh bất đắc chí và qua đời khi chỉ mới 46 tuổi. Đây thực sự là một điều vô cùng đáng tiếc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ