Khám phá

3 thiếu niên nước Việt cùng đỗ đầu một khoa thi là những ai?

DNVN - Trong khoa thi Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 được tổ chức dưới thời trị vì của vua Trần Thái Tông đã có 3 thiếu niên cùng đỗ đầu. Ba vị trí đó gồm trạng nguyên, bảng nhãn và thám hoa.

Vị vua Việt nào khiến tướng nhà Đường sợ phát bệnh mà chết? / Độc chiêu xử án của 3 "Bao Công" nổi danh nước Việt

Cụ thể: Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên, Lê Văn Hưu đỗ bảng nhãn và Đặng Ma La đỗ thám hoa.
Nguyễn Hiền (1234-1256) là trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông là người làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường (nay là xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định . Tại khoa thi Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 năm 1247, ông đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi, trở thành vị trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa bảng nước nhà.
Hình minh họa.

Hình minh họa.

Đặng Ma La (1234-1285), quê ở Khúc Thuỷ, Chương Đức, Hà Đông. Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", cũng tại khoa thi Thiên Ứng Chính Bình thứ 16, một thần đồng khác cũng đỗ đạt cao, là Đặng Ma La, đỗ thám hoa khi mới 14 tuổi.
Lê Văn Hưu (1230-1322) là người làng Thần Hậu (tục gọi Kẻ Rỵ), huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nay thuộc xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Lê Văn Hưu đỗ bảng nhãn của khoa thi này, bấy giờ ông 17 tuổi. Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 trở thành khoa thi đặc biệt nhất trong lịch sử khoa bảng nước nhà khi danh hiệu Tam khôi (trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa) đều là những người còn rất trẻ.
Theo sách "Lịch triều Hiến chương Loại chí", đây là khoa thi đầu tiên trong lịch sử khoa bảng phong kiến Việt Nam xuất hiện danh hiệu Tam khôi (trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa).
Đỗ đạt khi còn quá nhỏ, Nguyễn Hiền được vua Trần Thái Tông cho về quê tiếp tục tu dưỡng. Hết 3 năm, vua tuyển ông vào học tiếp Tam giáo chủ khoa, tức đạo Lão, Phật, Khổng. Về sau, vua bổ nhiệm ông làm quan đến chức Thượng thư Bộ Công.
Theo sách "Kể chuyện Thần đồng Việt Nam", Nguyễn Hiền nổi tiếng học giỏi, tiếc là qua đời khi còn quá trẻ, khi mới 21 tuổi. Nghe tin ông chết, vua Trần Thái Tông thương tiếc, truy phong là "Đại vương thành hoàng" và tôn làm thần ở 32 nơi. Để tỏ lòng tôn kính nhân tài mệnh yểu, vua cho đổi tên huyện Thượng Hiền thành Thượng Nguyên để kiêng tên húy của ông.
Khi còn sống, trạng nguyên Nguyễn Hiền có nhiều đóng góp cho công cuộc dựng nước và giữ nước. Ngoài việc hiến kế giúp vua trị nước, ông còn đích thân ra trận đánh tan quân Chiêm Thành xâm phạm bờ cõi, chỉ đạo dân chúng đắp đê quai vạc ở sông Hồng để phát triển nông nghiệp, huấn luyện quân sĩ, đi sứ nhà Nguyên mở rộng bang giao nước nhà….
Doanh Doanh (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm