3 vị sủng phi có địa vị cao nhất trong lịch sử Trung Quốc, Hoàng Hậu còn không thể sánh bằng
Tại sao Trư Bát Giới lại nuốt chửng 'nhân sâm quả' mà không thèm nhai? Hóa ra Bát Giới đã biết bí mật! / Trong 'Tây Du Ký', tại sao Trư Bát Giới lại che giấu sự thật việc bị giáng trần làm lợn?
Thực ra từ “Hậu” ban đầu có ý chỉ bậc quân vương, sau này lại trở thành từ để chỉ vợ của vua chúa. Đến thời của Tần Thủy Hoàng, sau khi thống nhất 6 nước, đổi Thiên Tử thành Hoàng Đế, chính thất của Hoàng Đế được gọi là Hoàng Hậu. Hoàng Hậu được coi như là người được sánh đôi cân xứng với Thiên Tử, địa vị của người đó trong hậu cung giống với Thiên Tử, là chủ nhân của tất cả các phi tần, địa vị của chính thất là cao nhất. Nhưng có lúc, địa vị của phi tần trong hậu cung thực ra còn tùy thuộc vào Hoàng Đế, 3 người này tuy chỉ là phi tần bình thường nhưng lại có đãi ngộ còn cao hơn cả Hoàng Hậu.
Ảnh minh họa
Người đứng đầu trong số đó chính là Dương Quý Phi, bà là người được liệt vào danh sách “Tứ đại mỹ nhân” nổi tiếng của Trung Quốc - Dương Ngọc Hoàn. Ban đầu là con dâu của Hoàng Đế, nhưng do có nhan sắc quá xinh đẹp, sau khi Hoàng Đế gặp mặt lần đầu tiên đã mê mệt vẻ đẹp của bà.
Bất chấp mọi lời đàm tiếu sau lưng mà đón bà vào cung. Trong cung khi ấy không hề có Hoàng Hậu, Dương Ngọc Hoàn được phong làm Quý Phi, cũng chính là người có địa vị cao nhất trong hậu cung. Tất cả mọi thứ đồ dùng ăn uống, trang phục đều là những thứ tốt nhất. Trên thực tế, Hoàng Hậu còn không được đãi ngộ như vậy.
Quan trọng là hoàng đế cực kỳ sủng ái, chiều chuộng bà. Cho dù khi ấy có Hoàng Hậu đi chăng nữa thì e là cũng không thể làm gì được bà. Vì bà được độc sủng, Hoàng Đế phong cho 3 người chị của bà là Phu Nhân, hàng tháng chỉ riêng tiền son phấn thôi đã tiêu tốn cả 10 vạn tiền.
Còn anh em của bà đều trở thành quan lớn, đặc biệt là Dương Quốc Trung, vô đức vô năng, vậy mà lại được lên làm Tể Tướng. Nhà họ Dương còn lấy được 2 vị công chúa và 2 vị quận chúa về làm dâu. Khi ấy, người ta coi việc lấy được lòng Dương Quý Phi không khác gì lấy được lòng của Hoàng Đế.
Người thứ hai thì còn tài giỏi hơn, nàng chính là Vạn Trinh Nhi, cũng chính là Vạn Quý Phi nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa. Cuộc đời của Vạn Trinh Nhi xảy ra biến cố vào năm nàng 19 tuổi, từ đó trở đi, nàng luôn ở bên Chu Kiến Thâm - người nhỏ hơn nàng 17 tuổi.
Chu Kiến Thâm ngày ngày lo lắng, hoang mang sống giữa ranh giới của Thái Tử và Phế Thái Tử (Thái tử bị phế truất), để lại một vết thương sâu trong tâm hồn ông ngay từ khi còn nhỏ. Còn Vạn Trinh Nhi luôn ở bên cạnh ông, có thể nói, họ đã trở thành người thân. Năm Thiên Thuận thứ 8, Chu Kiến Thâm khi ấy 18 tuổi trở thành hoàng đế, việc đầu tiên ông làm sau khi lên ngôi đó chính là lập Vạn Trinh Nhi làm Hoàng Hậu.
Nhưng đáng tiếc là ngoại hình của Vạn Trinh Nhi không được coi là xinh đẹp, xuất thân cũng không danh giá, quan trọng hơn là tuổi tác quá lớn. Thế nên chỉ đành lập một người khác là Ngô Thị lên làm Hoàng Hậu. Hoàng Hậu trẻ trung xinh đẹp nhưng Hoàng Đế vẫn luôn sủng ái Vạn Trinh Nhi. Sau này vì Hoàng Hậu đã đánh Vạn Trinh Nhi, thế nên Chu Kiến Thâm đã phế bà, lập Vương Thị làm Hoàng Hậu.
Từ bài học của Hoàng Hậu trước đó, vị Hoàng Hậu thứ hai này cũng không dám động vào Vạn Quý Phi. Vạn Trinh Nhi tự mình không sinh được con, còn liên tiếp hãm hại những phi tần có thai, đối với việc này, Hoàng Đế cũng chẳng có phản ứng gì. Mãi tới năm 58 tuổi, bà làm Hoàng Hậu hữu thực vô danh hơn 20 năm, còn Hoàng Hậu thực sự, không phải là bù nhìn thì cũng chỉ là vợ hờ.
Về Dương Quý Phi thì vẫn còn nhiều người tranh luận về độ được sủng ái của bà, nhưng về Vạn Trinh Nhi thì thực sự lịch sử cũng phải thừa nhận là một sự thiên vị tột bậc. Sau này, Hải Lan Châu cũng như vậy. Hải Lan Châu xuất thân từ tộc Mông Cổ Khoa Nhĩ Thấm, bà được gả cho chú chồng kiêm em rể của mình. Khi vào cung đã 26 tuổi, còn từng có một đời chồng nhưng Hoàng Thái Cực lại chẳng hề quan tâm.
Sùng Đức năm đầu tiên (năm 1636), khi Hoàng Thái Cực sắc phong Ngũ đại Phúc Tấn, không thể cho Hải Lan Châu vị trí Hoàng Hậu, chỉ có thể ban cho bà vị trí đứng đầu trong Tứ Phi, phải biết rằng em gái của bà đã gả cho Hoàng Thái Cực khi mới 13 tuổi.
Tiếp đó là phong hiệu của bà, Cung Quan Thư thì không cần phải nói, quả là một cái tên đẹp nổi tiếng trong Thi Kinh. Thần Phi thì lại càng có lai lịch lớn hơn, vì chữ “Thần” từ trước đến giờ luôn dùng để miêu tả Hoàng Đế, Hải Lan Châu có được phong hiệu này có thể thấy Hoàng Thái Cực sủng ái bà như thế nào. Dù cho bà không phải là Hoàng Hậu thì thực tế Hoàng Hậu cũng không sánh bằng bà. Khi con trai của Hải Lan Châu ra đời, Hoàng Thái Cực vui mừng khôn xiết, đứa bé này quả thực là thơm lây từ mẹ.
Tiếp tục nói về ích hiệu, ích hiệu của Hải Lan Châu là Mẫn Huệ Cung Hòa Nguyên Phi. 3 chữ đầu tiên đã dùng phẩm hạnh cao quý nhất dành cho bà, còn Nguyên Phi lại càng đặc biệt hơn, đây là xưng hô dành cho chính thất của Đại Hãn tộc Mãn, gần giống với Hoàng Hậu. Với chế độ của người Hán thì bà mới là Hoàng Hậu đích thực trong lòng của Hoàng Thái Cực.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cây lớn nhất thế giới nặng 2.800 tấn và 3.500 năm tuổi
Đợt rét kỷ lục của Việt Nam: Hà Nội, Nghệ An có tuyết rơi, nhiều tỉnh thành xuống mức âm độ
Loài vật chịu nhiệt tốt nhất thế giới, dùng dung nham núi lửa làm 'bể bơi', các nhà khoa học cũng khó lý giải nguyên nhân
Tại sao không có cây xanh trong Tử Cấm Thành dù diện tích rất rộng?
Trong 'Tam quốc diễn nghĩa', Lưu Bị dùng kiếm, Quan Vũ dùng đao: Bí mật đằng sau cách chọn vũ khí này là gì?
Người phụ nữ ở bộ lạc Phi vì có quá nhiều chàng trai theo đuổi, chồng xin nghỉ việc, suốt ngày ở nhà canh chừng vợ