4.000 ngôi sao phát nổ: Hé lộ bí ẩn chấn động về vũ trụ
DNVN - Những phát hiện mới về 4.000 ngôi sao chết đang làm lung lay nhận thức của chúng ta về năng lượng tối và sự giãn nở của vũ trụ.
Đây là câu đối duy nhất gây chấn động của sứ thần Việt Nam: Càn Long cũng phải tấm tắc khen hay, còn được treo ở Thiên An Môn / Đây là bệnh viện có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam
Các nhà khoa học từ Viện Công nghệ California (Caltech, Mỹ) và Đại học Trinity Dublin (Ireland) đã thực hiện một cuộc khảo sát quy mô lớn về các siêu tân tinh—những vụ nổ khủng khiếp đánh dấu hồi kết của các ngôi sao. Nghiên cứu này không chỉ giúp làm sáng tỏ cách chúng tan biến mà còn hé lộ tác động sâu rộng của chúng đối với vũ trụ.
Siêu tân tinh là hiện tượng xảy ra khi một ngôi sao cạn kiệt năng lượng và phát nổ. Thông thường, hậu quả của vụ nổ là sự hình thành một sao lùn trắng nhỏ bé nhưng mang năng lượng cực cao. Tuy nhiên, những ngôi sao có khối lượng lớn hơn có thể trở thành sao neutron.
Điều đặc biệt là không phải tất cả các siêu tân tinh đều "chết" ngay lập tức. Một số sao lùn trắng có thể tiếp tục trải qua một vụ nổ thứ hai, giải phóng nốt vật chất còn lại ra không gian.
Theo SciTech Daily, nghiên cứu này đã củng cố vai trò của siêu tân tinh trong việc giúp con người hiểu hơn về năng lượng tối một lực bí ẩn thúc đẩy sự giãn nở của vũ trụ.
Hơn thế nữa, quá trình nổ của siêu tân tinh cũng tạo ra các nguyên tố quan trọng như titan, sắt và niken. Dưới áp suất và nhiệt độ khổng lồ, các nguyên tố này được hình thành và sau đó phân tán khắp vũ trụ, góp phần tạo nên các thiên thể và thậm chí cả sự sống.
Khi đi sâu vào phân tích, các nhà khoa học đã kinh ngạc khi phát hiện ra rằng sao lùn trắng có thể phát nổ theo nhiều cách không ngờ tới. Không chỉ kết thúc khi cạn năng lượng, một số còn phát nổ do va chạm với nhau.
Có những trường hợp được gọi là "cái chết kép": Lớp vật liệu trên bề mặt của sao lùn trắng bắt lửa và nổ tung, tạo ra áp suất khổng lồ nén chặt ngôi sao, làm bùng nổ lõi của nó một lần nữa.
Sự đa dạng này làm thay đổi cách nhìn của giới khoa học về các vụ nổ sao, từ những vụ nổ yếu ớt khó quan sát đến những sự kiện sáng rực có thể kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.
Không chỉ giúp hiểu rõ về năng lượng tối, các siêu tân tinh còn là công cụ quan trọng trong việc đo lường khoảng cách trong vũ trụ. Các nhà thiên văn sử dụng độ sáng của chúng như những cột mốc tự nhiên để tính toán không gian bao la mà chúng ta đang sống.
Với những phát hiện mới này, dường như vũ trụ vẫn còn ẩn chứa vô vàn điều bí ẩn, chờ đợi con người khám phá.
Như Ý (t/h)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

CLIP: Pitbull và trận chiến đau đớn với nhím trong vũng bùn
CLIP: Kẻ đi săn trở thành kẻ bị săn, cầy mangut trả giá đắt khi chọn nhầm con mồi
CLIP: Cuộc chiến bảo vệ con, nhím bố mẹ dũng cảm đối đầu báo đốm
CLIP: Chú quạ tốt bụng giúp nhím băng qua đường theo cách không ai ngờ tới
CLIP: Màn đối đầu kịch liệt giữa rắn hổ mang với cầy mangut, cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cá sấu ẩn nấp tài tình, đoạt mạng khỉ đầu chó trong nháy mắt
Cột tin quảng cáo
Kính thiên văn Palomar 48 inch tại Đài quan sát Palomar (California - Mỹ) với bầu trời đầy siêu tân tinh được đánh dấu ở hậu cảnh, cũng như hình ảnh phóng to về một thiên hà khi có siêu tân tinh và sau vụ nổ - Ảnh: ĐÀI QUAN SÁT PALOMAR