Khám phá

4 biệt danh bị châm biếm trong 'Thủy Hử', ghép tên của 4 người lại mới biết ẩn ý của Thi Nại Am

Để châm biếm xã hội cũng như triều Tống suy tàn của xã hội phong kiến khi ấy, Thi Nại Am đã dùng rất nhiều biện pháp ẩn ý trong tác phẩm "Thủy Hử" của mình. Trong đó có cả những biệt danh nổi tiếng của anh em Lương Sơn.

Thời cổ đại có nhuộm tóc không? Làm thế nào để bạn có được mái tóc đen và bóng? / Thi thể phụ nữ đeo mặt nạ được tìm thấy trong ngôi mộ cổ, một lượng lớn chất lỏng đột nhiên tràn ra, vị chuyên gia già hét lên: Nguy hiểm, lùi lại

Tứ đại danh tác của Trung Quốc dường như vô cùng có sức hút, được đọc từ nhỏ tới lớn, mỗi lần đọc lại thấy có cảm nhận mới, vì ở mỗi một độ tuổi khác nhau, nhìn nhận về thế giới đều không giống nhau. Ví dụ như “Thủy hử”, lúc còn nhỏ đọc chỉ cảm thấy nhiệt huyết hoài bão, thuộc lòng câu “gặp chuyện bất bình, giơ đao tương trợ”, coi đó như niềm tin vào cuộc sống của mình.

ef69de0a3369454b872b775c2fd95bcc-ngoisaovn-w500-h354 0

Ảnh minh họa.

>> Xem thêm: Người Trung Hoa xưa ăn cơm xong đặt một đồng bạc lên bàn rồi bỏ đi, tại sao chủ tiệm không ngăn anh ta lại? Nếu không trả đủ tiền thì sao?

Nhưng khi lớn hơn vài tuổi, lại thấy cả câu chuyện của “Thủy hử” đâu có phải là nhiệt huyết giang hồ, rõ ràng đều là những mâu thuẫn đau lòng trong thế giới của người lớn.Bạn bắt đầu đọc “Thủy hử” từ chương nào? Có người thì bắt đầu từ “Lỗ Đề Hạt quyền đả Trấn Quan Tây”, có người thì là “Võ Tòng đánh hổ”, có người thì bị “Trí thủ Sinh thần cương” thu hút. Tất cả những tình tiết này đều đã thể hiện rõ ràng tinh thần chính nghĩa, dũng cảm, mưu trí và phản kháng của anh hùng hảo hán Lương Sơn. Vậy họ phản kháng điều gì? Phản kháng vương triều Bắc Tống đã tới lúc suy tàn, phản kháng thời đại phong kiến đen tối ấy.

Con người không phải là nô lệ, con người sinh ra đã có một tinh thần phản kháng, không chịu khuất phục trước cường quyền, trừ phi đã hoàn toàn bị thuần hóa, nếu không thì khi đối diện với thế đời đen tối, mục nát ắt sẽ cảm thấy bất mãn. Thế nên “Thủy hử” đã ra đời, tuy dưới ngòi bút của Thi Nại Am, kết cục câu chuyện là các vị anh hùng hảo háo Lương Sơn đã chấp nhận quy phục triều đình, trở thành cái kết bi thảm, thê lương, nhưng ai cũng hiểu rằng đó không phải là kết thúc mà ông mong muốn, ông bất đắc dĩ mới phải viết cái kết như vậy.

>> Xem thêm: Choáng váng trước cây đa cổ thụ rộng nhất thế giới: Diện tích hơn 1.000 mét vuông, cành cao nhất bằng căn nhà 6 tầng

151c24a0be634708ad96b839eff4cf57-ngoisaovn-w500-h342 1

Lần đầu đọc “Thủy hử”, ngoài việc cảm thấy cả câu chuyện đều khiến người ta sục sôi nhiệt huyết, còn cảm thấy biệt danh của các vị anh hùng hảo hán Lương Sơn đều uy phong lẫm liệt, đã thể hiện một cách hoàn hảo tính cách đặc trưng của mỗi người. Lỗ Trí Thâm là Hoa Hòa Thượng, tuy trong sách nói là vì có hình xăm trên người, nhưng trên thực tế lại vì hắn là người chốn cửa Phật nhưng lại cao to vạm vỡ, tính tình nóng nảy, không phù hợp với phong thái nên có của đệ tử Phật gia. Đó là sự phản kháng, phản nghịch của ông.

 

Lại ví dụ như Hành Giả Võ Tòng, biệt danh này nghe có vẻ bình thường. Sau khi Võ Tòng đòi nợ máu ở lầu Uyên Ương, để tránh họa đã phải giả làm hành giả hành tẩu giang hồ. Nhưng Võ Tòng đâu có tính cách của người xuất gia? Hắn mang tinh thần phản kháng bất khuất cực kỳ rõ rệt, điều này đã lại càng khiến người đọc cảm thấy sự châm biếm ẩn chứa trong từng câu văn của Thi Nại Am.

>> Xem thêm: Kinh hoàng món bánh mì làm từ xương người ở Pháp vào thế kỉ 16

5f61836ddbbc4b3296e06e92efa48a34-ngoisaovn-w500-h467 2

Trên núi Lương Sơn còn có không ít quan quân triều đình, hình tượng tính cách, biệt danh của họ cũng đều thể hiện sự châm biếm triều đình. Đại Đao Quan Thắng, Tiểu Lý Quảng Hoa Vinh, Song Tiên Hô Diên Chước và Lâm Sung với Báo Tử Đầu, hình mẫu của những nhân vật này đều là những tướng lĩnh trung nghĩa nổi tiếng trong lịch sử. Nhưng cho dù Quan Thắng có trung nghĩa như Quan Vũ, Hoa Vinh có bản lĩnh cao cường như Lý Quảng thì cũng đều không thể thể hiện, chỉ có thể trốn lên núi Lương Sơn làm cướp, chẳng phải là sự châm biếm cực lớn đối với xã hội phong kiến khi ấy sao?

Tuy nhiên, nếu tiếp tục đọc thật kỹ “Thủy hử” ta sẽ phát hiện ra rằng Thi Nại Am có quá nhiều điểu ẩn ý. Những tưởng cuốn sách này chỉ là châm biếm vua quan triều đình chỉ biết ăn chơi hưởng lạc, còn những người thực sự có năng lực, có tâm huyết muốn thay đổi tất cả lại phải chịu áp bức, bài xích, vì thế mới đi đến con đường phản kháng triều đình.Nhưng khi ghép biệt danh của các anh hùng hảo hán Lương Sơn lại thì có lẽ là Thi Nại Am vẫn còn ẩn ý, cuộc khởi nghĩa dưới ngòi bút của ông không chỉ vì thời đại khi ấy mà còn vì cuộc khởi nghĩa nông dân mà tiêu biểu là khởi nghĩa Lương Sơn vốn dĩ đã có quá nhiều hạn chế.

 

>> Xem thêm: Đệ nhất đại mỹ nhân trong truyện Kim Dung khiến Ngô Tam Quế đưa quân Thanh chiếm Trung Nguyên là ai?

7811688cefcc4e2ca96e8b390b80f06e-ngoisaovn-w500-h323 3

Quen với việc khom lưng uốn gối, quen với việc làm tay sai cho kẻ cường quyền, đã quên mất phản kháng hoàn toàn là như thế nào. Tống Giang là người đứng đầu Lương Sơn, trong đầu chỉ toàn là ý định chiêu an quy phục, vì chỉ có chiêu an mới có thể lo cho vợ cho con, mới có thể rạng danh sách sử lưu truyền về sau, được người đời ca tụng. Tống Giang xuất thân là tiểu sai dịch, là chức quan nhỏ, biệt danh là Cập Thời Vũ, chức vị Bảo Nghĩa, nhưng ông đâu có thay đổi được kết cục suy thoái, mục nát của triều Tống?

Bão Nghĩa là chức võ quan thấp nhất của triều Tống, cho dù Cập Thời Vũ của Tống Giang có được đưa tới triều đình thì cũng không có cơ hội được trọng dụng, chẳng qua chỉ là khi đã lợi dụng xong thì vứt. Đáng tiếc, Tống Giang vẫn u mê không tỉnh ngộ, vì mong muốn có được cái gọi là một đời trong sạch mà đã quyết định đánh đổi bao nhiêu tính mạng của các huynh đệ mình, cuối cùng bản thân ông lại chết bởi một ly rượu độc. Ngu muội, đáng thương, đây là kẻ đáng thương nhưng cũng đáng hận điển hình. Dưới quyền của ông, 3 người còn sống sau khi chinh phạt Phương Lạp, biệt danh của họ cũng mang đầy sự châm biếm.

>> Xem thêm: 2 dòng họ chung tổ tiên là Tào Tháo không được liên hôn, vi phạm sẽ bị đuổi khỏi gia tộc vĩnh viễn

 

eab4cf50e86640f49af879ee0225a0f5-ngoisaovn-w500-h334 4

Quân khởi nghĩa của Tống Giang bị coi như là một “người thầy chính nghĩa” quy thuận triều đình, nó được bắt đầu từ Nam Tống nên Tống Giang trong “Thủy Hử mới dốc hết sức lực để mưu cầu chiêu an.Còn quân sử của Lương Sơn là Trí Đa Tinh Ngô Dụng lại trở thành kẻ tòng phạm lớn nhất. Sự thông minh của Ngô Dụng chẳng qua chỉ là vẻ bề ngoài, ông có thể dùng kế lừa Từ Ninh, Lô Tuấn Nghĩa lên núi Lương Sơn, có thể dùng kế đánh vào Chúc Gia Trang, làm loạn ở Tây Nhạc Hoa Sơn nhưng ông không thể nhận ra được rằng một khi Lương Sơn chấp nhận chiêu an, quy thuận triều đình thì ắt sẽ là kết cục thê thảm. Cho dù có thông minh, mưu trí đến mấy mà dùng nhầm chỗ thì cũng chẳng có tác dụng gì.

Lý Quỳ chết cùng với Tống Giang, tương ứng với Thiên Sát Tinh trên trời, được người đời gọi là “Hắc Toàn Phong”. Vì tính tình của Lý Quỳ nóng nảy, bộp chộp, hành sự lỗ mãng, bồng bột, không thèm nói lý cho dù có phải chính nghĩa hay không, chỉ biết đi theo Tống Giang một cách mù quáng, gào đánh gào giết.Hắn đại diện cho những kẻ không có đầu óc chỉ biết nhân cơ hội kiếm lợi cho mình trong quân khởi nghĩa nông dân, thậm chí còn là những kẻ hạ lưu làm hại cả những người dân vô tội trong thiên hạ. Người như vậy thì sao có thể cứu thế? Cuối cùng bị rơi vào cảnh bị bán đứng mà chết, đó cũng chỉ là báo ứng mà bản thân tự gây ra.

>> Xem thêm: Thành phố ở Việt Nam có nhiều tên nhất thế giới: 17 cách gọi đều mang ý nghĩa đặc biệt hiếm ai biết

edf05b3373734e28b87b3840aaa3f1a5-ngoisaovn-w500-h320 5

Lương Sơn từ trên xuống dưới, người mong muốn có cuộc sống bình yên cùng vợ con, mưu cầu công danh phú quý không chỉ có một mình Tống Giang, còn có Lô Tuấn Nghĩa. Thế nên Lô Tuấn Nghĩa không chịu nghe lợi khuyên can của Yến Thanh quy ẩn đúng lúc mà lại bị lời dụ dỗ của triều đình làm cho mê hoặc, về kinh chấp nhận chức quan mà triều đình ban cho. Cuối cùng chỉ vì chút lợi lộc mà bản thân đi tới ngõ cụt, lúc này còn biết trách ai?

 

Nếu như nói Tống Giang nhu nhược, vậy thì Lô Tuấn Nghĩa lại quá tự tin. Ngọc Kỳ Lân tự cổ người xưa đã coi Lân, Phượng, Quy, Long là tứ linh, kỳ lân được coi là biểu tượng của tài đức, là nhân kiệt hoàn hảo nhưng Lô Tuấn Nghĩa có điểm nào đáng được coi là hoàn hảo? Chỉ riêng nói tới trí thông minh thôi đã không bằng Yến Thanh. Hắn cùng Tống Giang lãnh đạo Lương Sơn đã đưa biết bao anh hùng hảo hán Lương Sơn tới bờ vực thẳm của sự hủy diệt.

>> Xem thêm: Danh tính công chúa sống chết đòi yêu thái giám, đánh cả mẹ chồng vì dám nhìn lén cô vui vẻ bên 'nhân tình'

473bda114c3b4d219349b980cd857c02-ngoisaovn-w500-h280 6

Nếu như nói “Thủy hử” là một bộ tiểu thuyết bình dị, chi bằng nói đó là cuốn sử thi truyền kỳ tả thực về triều Tống, tả thực về một mặt đen tối mà người bình thường không hay biết của thời đại phong kiến. Nguyên Xuân trong “Hồng Lâu Mộng” cũng đã từng nói một câu rằng “những chuyện không dám cho người khác hay biết”, cho dù là Thi Nại Am hay Tào Tuyết Cần, họ đều đã dùng ngòi bút của mình để lột trần hiện thực của cái thế giới “ăn thịt người” đó, giai cấp quý tộc áp bức tầng lớp thấp kém xấu xa biết chừng nào, những người nông dân cố gắng phản kháng lại bị hạn chế như thế nào, tất cả đều đã được thể hiện rất rõ dưới ngòi bút của họ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm