4 cách giúp tướng lĩnh thời phong kiến ước lượng quân địch mà không cần công cụ hiện đại
Cận cảnh hàng nghìn hiện vật chiến tranh được trưng bày tại bảo tàng tư nhân ở Ninh Bình / Sát thủ diệt khinh khí cầu của Nga thời Chiến tranh Lạnh
Thời phong kiến, khi mà máy móc hiện đại còn là những điều xa vời thì người ta đã có thể dùng mẹo để ước tính số lượng quân địch. Như trong Binh pháp Tôn Tử từng nhấn mạnh rằng“Biết người biết ta, trăm trận không nguy; không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng một trận thua; không biết người, không biết ta, mọi trận đều bại”, việc biết trước quân địch có bao nhiêu người là vô cùng quan trọng để xác định cách thức ứng phó phù hợp.
Sử sách có ghi lại 4 cách thức người xưa dùng để ước lượng số quân địch như sau:
Cách thứ nhất là xem xét dấu vết, dấu chân của hầm bếp. Muốn duy trì tình trạng quân lính tốt thì việc ăn uống không thể bỏ qua. Thời xưa bếp cũng là một đội nhỏ trong quân đội, có thể dựa vào số lượng hầm bếp để đoán xem có bao nhiêu người được phục vụ, từ đó ước tính được số lượng quân địch phải đối đầu. Dấu móng ngựa và dấu chân người cũng là một dấu hiệu rõ ràng về số lượng quân địch.
Cách thứ hai là quan sát khói bụi bốc lên khi quân địch hành quân. Cách này cực kì đơn giản, nếu khói bụi bốc lên nhiều thì quân địch đông, nếu khói bụi bốc lên ít thì quân địch thưa thớt. Tuy nhiên, các xác định này hơi mạo hiểm vì quân địch có thể làm giả khói bụi được. TướngTrương Phi của Trung Quốc từng sai binh lính buộc cành cây vào đuôi ngựa để khi kéo đi sẽ tạo ra lượng khói bụi lớn, đe dọa tinh thần của kẻ thù.
Cách thứ ba là xem số lượng cờ và trống. Đây đều là những tín hiệu quan trọng dùng để chỉ huy trong quân đội. Thường thì sẽ luôn có một số lượng cờ và trống ở những vị trí nhất định nên rất dễ tính toán xđược quân địch dựa vào hai dấu hiệu này.
Cách cuối cùng là xem xét lương thực và cỏ mà quân địch mang theo. Đây có lẽ là cách khó làm giả nhất vì quân lính thường phải chinh chiến trong 1 vài tháng, không thể mang số lượng lương thực quá ít sẽ làm quân chết đói, cũng không thể mang quá nhiều sẽ hao tổn binh lực.
Dù là cách nào thì về cơ bản cũng chỉ mang tính chất tham khảo. Những vị tướng giỏi sẽ luôn có cách che giấu lực lượng quân lính thực sự của mình để làm tinh thần của kẻ thù trở nên bất an và lo lắng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm