4 loại thực phẩm quen mặt bất ngờ "xuyên không" trong kiếm hiệp của Kim Dung
6 vụ "cắm sừng đổ vỏ" ồn ào và chấn động nhất trong truyện Kim Dung: Võ công càng cao, sừng càng nhọn / 4 nhân vật bị "dìm hàng võ công" cực thảm trong truyện Kim Dung, chuyên bị "knock out" đầy khó hiểu
Theo trang Sina, cố nhà văn Kim Dung đã không ngần ngại đưa 4 loại thực phẩm "xuyên không" trong nhiều tác phẩm của mình dù thời điểm đó chúng chưa thể xuất hiện. Đó là những loại thực phẩm nào?
1. Trà Bích Loa Xuân
Trong Thiên long bát bộ, nhà văn Kim Dung đã đưa một vài loại thực phẩm "xuyên không" vào tác phẩm. Một trong số đó là khi Đoàn Dự bị Cưu Ma Trí bắt cóc và đưa tới Yến Tử Ổ, ở nơi này, A Châu và A Bích đã pha một ấm trà Bích La Xuân mời họ."Đoàn Dự vừa cầm chén trà thì một mùi thơm ngát đưa lên mũi. Chàng thấy nước trà màu xanh lạt, cánh trà mầu xanh biếc, nhỏ như hạt châu, trên mặt lá có lông nhỏ li ti. Thứ trà này chàng chưa thấy bao giờ. Chàng vừa nhấp thử một hớp, miệng đượm mùi thơm, lưỡi dơm dớp vị ngọt. Đoàn Dự sau khi uống đã hết lời khen ngợi loại trà này."
Trong đoạn Đoàn Dự bị bắt tới Yến Tử Ổ, Kim Dung bất ngờ đưa vào một loại thực phẩm "xuyên không". (Ảnh: Sina)
Trà Bích Loa Xuân hay Bích La Xuân là một trong thập đại danh trà nổi tiếng của Trung Quốc có nguồn gốc tại núi Động Đình vùng Thái Hồ, tỉnh Giang Tô. Theo ghi chép sử sách, loại trà này xuất hiện sớm nhất từ thời nhà Đường nhưng tên của nó khi đó được đặt là Nhân hương hay Hách Sát Nhân hương.
Tới thời nhà Thanh, hoàng đế Khang Hy mới đổi tên loại trà Nhân hương thành Bích Loa Xuân. (Ảnh: Sina)
Mãi đến thời nhà Thanh, khi hoàng đế Khang Hy du ngoạn tại Thái Hồ được dâng lên loại trà này ông cảm thấy hương vị vô cùng đặc biệt. Vì cái tên Nhân hương không phù hợp và không được tao nhã nên đã đổi tên thành Bích Loa Xuân và trà Bích Loa Xuân bắt đầu được gọi từ đây. Do đó, ở thời điểm lịch sử được chọn làm bối cảnh của Thiên long bát bộ chưa thể có cái tên "Bích Loa Xuân" được.
2. Ngô
Trong chương thứ 6 của tác phẩm "Thần điêu hiệp lữ", Dương Quá đi tìm thức ăn "thấy sườn núi phía tây có một nương ngô, bèn qua đó bẻ lấy năm bắp ngô. Chàng nhặt mấy que củi, đang định đốt lửa nướng ngô…"
Trong chương thứ 6 của tác phẩm "Thần điêu hiệp lữ", ngô là loại thực phẩm "xuyên không". (Ảnh: Sina)
Tuy nhiên, ngô được đưa sang châu Á kể từ sau chuyến hải hành kết nối châu Âu với châu Á qua cực nam châu Phi của nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Vasco da Gama (1460-1524) vào năm 1498. Mãi tới năm 1535, người Bồ Đào Nha đã đến buôn bán ở Macao thuộc Quảng Đông và bắt đầu đưa ngô vào Trung Quốc. Thời điểm này tương đương với triều đại nhà Minh. Ngay cả ở thời nhà Thanh, ngô vẫn là vật phẩm cống nạp và người dân vẫn chưa được trồng loại thực phẩm này.
Ngô được đưa vào Trung Quốc từ thời nhà Minh không phải thời của Dương Quá. (Ảnh: Sina)
Theo bối cảnh của Thần điêu hiệp lữ thì Dương Quá sống vào cuối thời Nam Tống cách thời điểm ngô du nhập vào Trung Quốc mấy trăm năm. Do đó, những bắp ngô xuất hiện trong tiểu thuyết này chỉ có thể là do "xuyên không" mà có.
3. Ớt
Hóa ra loại thực phẩm "xuyên không" mà Đoàn Dự nhắc tới trong Thiên long bát bộ khi đi phiêu bạt về phía đông lại chính là ớt. (Ảnh: Sohu)
Trong Thiên long bát bộ, Đoàn Dự phiêu bạt về phía đông, chợt phát hiện gu ẩm thực của người dân những nơi này càng ngày càng nhạt nhẽo, đặc biệt là thiếu ớt. Mặc dù loại thực phẩm như ớt rất phổ biến ở Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên và các tỉnh phía Nam nhưng nó được du nhập vào Trung Quốc vào thời cuối nhà Minh. Ớt lần đầu tiên du nhập vào Trung Quốc là dưới dạng cây cảnh. Nó được sử dụng phổ biến từ thời nhà Thanh nên việc ớt xuất hiện trong Thiên long bát bộ là không thể.
Ớt tuy phổ biến nhưng tới thời nhà Minh mới xuất hiện ở Trung Quốc. (Ảnh: Sina)
Thời xưa, người dân ở khu vực phía Nam Trung Quốc rất thích ăn cay. Thực phẩm tạo vị cay ở thời đó chủ yếu là thù du và hoa tiêu. Do đó, Đoàn Dự tuy có thói quen ăn cay nhưng chắc chắn không có cơ hội ăn ớt ở thời của mình.
4. Lạc
Khi Tiêu Viễn Sơn chăm sóc Kiều Phong đã mang một loại thực phẩm cho con trai mình là lạc để thưởng thức. (Ảnh: Sina)
Lạc là loại thực phẩm thường thấy trong các tác phẩm của Kim Dung. Trong Anh hùng xạ điêu, khi Dương Thiết Tâm đến quán rượu do Khúc Linh Phong mở đã yêu cầu lạc là món ăn nhất định phải có. Trong Thiên long bát bộ, khi Kiều Phong bị thương và Tiêu Viễn Sơn chăm sóc cho anh cũng thường mang lạc cho con trai của mình thưởng thức.
Lạc là loại thực phẩm thường "xuyên không" trong các tác phẩm của Kim Dung. (Ảnh: Sina)
Thế nhưng, lạc cũng là lại thực phẩm giống như ớt du nhập vào Trung quốc vào thời cuối nhà Minh. Hơn nữa, người xưa coi lạc là báu vật, người bình thường càng khó có cơ hội để ăn. Mãi tới thời Càn Long, lạc mới được dùng trong các bữa tiệc cung đình. Vì vậy, Dương Thiết Tâm và Kiều Phong chỉ có thể ăn lạc "xuyên không" ở thời của họ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Con trăn đắt nhất thế giới trị giá 3,5 triệu USD, giống sinh vật thần tiên nhưng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng!