Khám phá

4 nhân vật mà Tào Tháo cả đời không thể chế ngự được

Tào Tháo có thể trở thành một trong 3 nhân vật thống trị Tam Quốc chính là nhờ vào tài thao lược và cặp mắt biết nhìn người, dùng người của ông.

Tam Quốc Diễn Nghĩa: Vì sao Tào Tháo chỉ giết Lữ Bố mà không dám ra tay với Lưu Bị? / Tào Tháo hành hạ thi hài Lữ Bố tàn bạo tới mức nào?

Tào Tháo dùng người không xét đến xuất thân, mà chỉ nhìn vào chân tài thực học. Chỉ cần có lợi cho Tào Tháo, ông sẽ không bao giờ bạc đãi họ. Cũng vì cái tâm và cái tầm của Tào Tháo mà không ít nhân vật kiệt xuất lựa chọn đi theo ông.

Ví dụ như Trần Lâm - bộ hạ của Viên Thiệu, từng dùng văn chương làm vũ khí công kích Tào Tháo, nhưng sau Tào Tháo quyết giữ để sử dụng tài năng của Trần Lâm. Thế nhưng trong cuộc đời của Tào Tháo cũng có những nhân vật mà ông không tài nào chế ngự được.

Quan Vũ

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Quan Vũ là huynh đệ kết nghĩa Đào Viên với Lưu Bị, lòng trung thành, sự khẳng khái và tài năng của ông khiến Tào Tháo rất mến mộ. Sau khi Quan Vũ bại trận và bị bắt làm tù binh, Tào Tháo không so đo đến những hiềm khích cũ, phong Quan Vũ làm Hán Thọ Đình hầu, ban phủ đệ riêng, nhiều kim tiền gấm vóc, mỹ nữ và cả ngựa Xích Thổ nhưng vẫn không thể khiến Quan Vũ quy phục.

Mặc dù rất cảm kích trước tâm ý của Tào Tháo nhưng thâm tâm của Quan Vũ luôn hướng về huynh trưởng Lưu Bị. Vì vậy, sau khi giết Nhan Lương và Văn Xú, Quan Vũ đã để lại một bức thư cáo biệt.

Lúc Quan Vũ bỏ đi, các bộ hạ của Tào Tháo cho rằng giống như thả hồ về rừng, muốn dẫn quân đi giết Quan Vũ nhưng vì quá nuối tiếc một nhân vật kiệt xuất như vậy mà Tào Tháo hạ lệnh không được ngăn cản Quan Vũ rời đi.

Tuân Úc

 

4 nhan vat ma tao thao ca doi khong the che ngu duoc hinh anh 2

Tuân Úc có thể nói là mưu sĩ số 1, cánh tay phải đắc lực của Tào Tháo. Tuân Úc vốn là thủ hạ của Đổng Trác, nhưng vì Đổng Trác hung hăng tàn bào, nên ông đến phò trợ Viên Thiệu, sau nhận thấy Viên Thiệu là người khó thành đại sự, cuối cùng mới đi theo Tào Tháo.

Ông không những là người hoạch định chiếc lược quân sự, hiến vô số kỳ mưu diệu kế, còn tiến cứ rất nhiều nhân tài cho Tào Tháo, được Tào Tháo hoàn toàn tin tưởng, coi như tri kỷ.

Thế nhưng sau vì bất đồng quan điểm, Tuân Úc không đồng tình với việc Tào Tháo xưng Vương lập vị. Nhận thấy không còn cùng chung chí hướng, Tào Tháo đành phải nén đau chặt đi "cánh tay phải" của mình.

Tư Mã Ý

 

4 nhan vat ma tao thao ca doi khong the che ngu duoc hinh anh 3

Tư Mã Ý đối với Tào Tháo là kính phục và nể sợ chứ không phải là phục tùng. Mặc dù Tư Mã Ý luôn dành được sự ưu ái và được giao cho trọng trách giúp đỡ Tào Phi sau khi Tào Tháo chết, nhưng thâm tâm Tào Tháo rất hiểu lòng dạ của con người này.

Đối với Tào Tháo, Tư Mã Ý như một con dao hai lưỡi, dùng thì như hổ mọc thêm cánh, nhưng bất cẩn ắt sẽ đối mặt với hiểm họa khó lường. Quả nhiên sau này, Tư Mã Ý chiếm giữ đại quyền nhà Tào Ngụy, làm bước đệm để con cháu dòng họ Tư Mã lập ra nhà Tây Tấn.

Hà Quỳ

Hà Quỳ được rất ít người biết đến, bởi ông không có thành tích gì quá đột xuất. Viên Thuật từng muốn chiêu mộ nhưng ông trăm lần từ chối. Sau đó, trong lúc Giả Quỳ đi theo Tào Tháo, ông làm một việc khiến Tào Tháo phải bất lực, đó là luôn mang thuốc độc bên mình. Chì cần Tào Tháo muốn ông, ông sẽ dùng độc tự vẫn ngay tức khắc.

 

Thế nhưng Tào Tháo hiểu được tài năng trị lý của Hà Quỳ, chính sách cai trị, quản lý có bất kỳ sơ hở gì ông đều có thể nhìn thấu và đưa ra quan điểm sửa đổi. Mặc dù Hà Quỳ không quá được trọng dụng nhưng Tào Tháo đối với ông cũng không bạc.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm