5 loại vũ khí kỳ dị nhất trong Thế chiến 2
Nhiều loài vũ khí mới với ý tưởng độc đáo đã được phát minh trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhưng không phải vũ khí nào cũng phát huy tác dụng như thiết kế.
“Nguyên soái” Ngoại giao Molotov / Thám hiểm hang sâu, các nhà khoa học phát hiện "thứ đặc biệt" không ngờ bên trong
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
1. Bệ phóng hỏa tiễn loại nhỏ trên hạm
Bệ phóng hỏa tiễn không xoay được chế tạo nhằm bảo vệ các tàu khỏi máy bay của địch. Hỏa tiễn được phóng từ tàu có thể đạt tới hơn 300m trước khi phát nổ và bung những quả mìn gắn được gắn vào dù.
Mục đích của loại vũ khí này là nhằm tạo ra một bãi mìn trên không, và máy bay địch có thể bị mắc vào đống dây cáp, kéo mìn về phía thân và phát nổ.
Tuy nhiên, những bãi mìn trên không này rất bị phát hiện và các phi công có thể điều khiển máy bay tránh chúng dễ dàng. Số mìn chưa phát nổ lại bay theo gió và thường bay trở lại các tàu chiến của Anh đã bắn chúng lên trời.
2. Chó mang bom tự sát
Năm 1942, Phát xít Đức xâm chiếm Liên Xô bằng xe tăng "Panzer". Binh sĩ Nga đã nghĩ ra sáng kiến biến chó thành mìn chống tăng bằng cách buộc các khối thuốc nổ quanh cơ thể chó.
Trong quá trình huấn luyện, cho bị bỏ đói và chúng được hướng dẫn tìm thức ăn được giấu dưới xe tăng. Khi những chú chó cảm tử ở dưới xe tăng, chúng được huấn luyện kéo ngòi nổ bằng răng.
3. Khẩu súng lớn nhất từ trước tới nay
Mong muốn xâm lược Pháp, trùm Phát xít Đức Adoft Hitler đã yêu cầu một loại vũ khí mới có chọc thủng phòng tuyến Magino ở miền đông bắc Pháp.
Năm 1941, nhà máy sản xuất vũ khí Friedrich Krupp A.G. của Đức đã chế tạo ra khẩu súng Gustav cao 4 tầng, dài 47m, nặng 1.350 tấn, bắn đạn nặng 4,5 tấn từ nòng súng khổng lồ dài 30m.
4. Thần công V-3
Được sáng chế năm 1944, thần công V-3 là phiên bản nâng cấp từ tên lửa V-1 và V-2 của quân đội Đức. Nó được thiết kế với nòng dài 126m để tăng vận tốc phóng ra các quả đạn pháo, sao cho có thể bay tới London từ khoảng cách 150 km.
Nhưng khi được đưa vào tham chiến, vận tốc phóng đạn pháo chỉ bằng chưa đầy một nửa so với thiết kế.
Hệ thống Goliath của Đức còn được quân đội Mỹ gọi là ‘bọ cánh cứng’, vận hành bằng điều khiển từ xa.
Đây là một chiếc xe tăng mini, chạy bằng hai mô-tơ điện, sau đó được thay thế bằng gas, có khả năng mang theo 45kg thuốc nổ.