5 nhân vật Tam Quốc có trong tay nhiều lợi thế nhưng chẳng một ai có kết cục tốt đẹp
Tào Ngụy có thế lực mạnh nhất Tam Quốc, tại sao Chu Du lại nhất định không theo Tào Tháo? / Bí ẩn cuộc đời 5 danh tướng có kết cục bi thảm nhất Tam Quốc diễn nghĩa
Ví dụ những người giỏi phòng thủ như Hoàng Cái, Hoắc Tuấn, Văn Sính, hơn nữa có thể lấy ít thắng nhiều; những người dũng mãnh như Tào Nhân, Triệu Vân, Trương Liêu, có thể chỉ huy đội binh mã nhỏ tách rời đội hình địch; Quan Vũ, Trương Phi có danh xưng lấy một địch vạn; Trương Cáp có thể khiến Lưu Bị, Gia Cát Lượng kiêng dè…
Thế nhưng, mọi việc đều mang tính tương đối, thời ấy có những đại tướng nổi tiếng kể trên, đồng thời cũng có một số người xứng với danh tướng lĩnh bù nhìn, rõ ràng có trong tay nhiều lợi thế nhưng chẳng biết tận dụng, cuối cùng chịu kết cục thê thảm. Dưới đây là 5 người đáng được nhắc đến nhất trong số ấy. Hãy xem họ lần lượt là ai.
5. Hạ Hầu Uyên
Hạ Hầu Uyên tự Diệu Tài, là một trong số những tướng lĩnh chính quy dưới trướng Tào Tháo, cả đời theo Tào Tháo đánh Nam dẹp Bắc, lập được không ít công lao.
Nếu nói người này là kẻ bất tài, có lẽ rất nhiều người sẽ phản đối. Quả vậy, năng lực của Hạ Hầu Uyên rất mạnh, ông từng tiêu diệt được thế lực cát cứ hơn 30 năm của Tống Kiến, đánh qua hành lang Hà Tây, từng một thời oai phong lẫm liệt.
Nhưng tới tận chiến cuối cùng trong cuộc đời mình, cũng tức là trận Hán Trung, Hạ Hầu Uyên có trong tay binh hùng tướng mạnh, gặp phải sự tập kích của Lưu Bị, bị Hoàng Trung lâm trận chém chết, đó là sự thật không thể chối cãi.
Lịch sử ghi chép lại chi tiết Hạ Hầu Uyên dẫn quân của mình sang cứu trợ Trương Cáp, lúc Hạ Hầu Uyên sắp dẫn quân hội tụ tại quân doanh của Trương Cáp thì nhìn thấy phía hàng rào phòng thủ bị cháy. Hạ Hầu Uyên đã không quản thân phận chủ soái, tự thân xách nước cứu hỏa, để cho Lưu Bị chớp lấy thời cơ.
Lưu Bị cử mãnh tướng Hoàng Trung dẫn kỵ binh tấn công Hạ Hầu Uyên đang cứu hỏa, Hạ Hầu Uyên chạy không thoát, bị chém chết tại trận.
Tào Tháo sau khi nhận được tin đã tức giận mắng lớn: Một đại tướng quân phải ngồi trên cao điều binh đánh trận, dẫn đầu đội biệt kích đã là hạ sách. Hạ Hầu Uyên còn dẫn binh đi cứu hỏa, quả không uổng cái danh "Tướng quân vô dụng", đồng thời nhận xét ông không giỏi cầm quân. Nếu không phải do Hạ Hầu Uyên phạm phải sai lầm này, cố lao đầu vào chỗ chết, có lẽ trận Hán Trung đã có cái kết khác.
4. Hàn Phức
Hàn Phức được phong làm Thứ sử Ký Châu trong thời gian Đổng Trác lũng đoạn triều đình, cũng là một trong số các chư hầu thảo phạt Đổng Trác.
Về sau, liên minh thảo phạt Đổng Trác tan rã, ban đầu dưới trướng Hàn Phức có đại tướng Khúc Nghĩa nổi loạn, về sau ông phải chịu thêm sự uy hiếp của Công Tôn Toản. Bởi thế, khi mưu sĩ của Viên Thiệu doạ ông rằng:
"Ông không thể chống lại sự tấn công của Công Tôn Toản, chỉ có thể xin Viên Thiệu giúp đỡ, Viên Thiệu lại không chịu ở dưới kẻ khác, nên ông hãy cố vớt lấy danh tiếng chủ động nhường địa vị cho người có tài", ông đã chọn nghe theo.
Thế nhưng vào thời điểm này, thật ra ông vẫn có khả năng chiến đấu, bởi dẫu sao những danh tướng như Trương Cáp khi ấy vẫn đều là thuộc hạ của ông, hơn nữa Ký Châu "binh lính đông đảo, lương thực dồi dào", Viên Thiệu lại chưa vững chân, cần phải dựa hơi người khác.
Thế nhưng, Hàn Phức không những chọn nhường vị trí của mình cho Viên Thiệu, còn rời Ký Châu đầu quân cho Trương Mạc sau khi Viên Thiệu làm chủ Ký Châu. Điều đáng buồn hơn là, khi ở dưới trướng của Trương Mạc, Viên Thiệu cứ sứ giả tới, còn nói chuyện riêng với Trương Mạc, Hàn Phức cho rằng Viên Thiệu có ý định hại mình, vậy là ông đã chọn tự sát.
3. Tào Sảng
Tào Sảng là con trai của Tào Chân - tôn thất Tào Nguỵ. Chắc hẳn nhắc tới tên ông, đa số mọi người đều không cảm thấy xa lạ. Thời điểm ban đầu, trong tay ông quả thật có quá nhiều lợi thế:
Ông là con trai danh tướng Tào Chân của Tào Nguỵ. Ông nội của Tào Sảng có ơn cứu mạng Tào Tháo, cha của Tào Sảng được ba đời chúa công là Tào Tháo, Tào Phi, Tào Duệ coi trọng. Ông là người thận trọng đáng tin nhất trong số con cháu hoàng tộc, cũng là một trong số đại thần được Tào Duệ đích thân lựa chọn để gửi gắm con trai.
Thế nhưng ngồi ở địa vị cao chưa được bao lâu, Tào Sảng đã chẳng còn thận trọng nữa. Dưới "đề nghị" của đám người Đặng Dương, ông âm thầm gạt bỏ quyền lực trong tay Tư Mã Ý và các cựu thần khác, thao túng triều chính, bổ nhiệm người thân, thậm chí đem Tài nhân trong cung về nhà…
Cuối cùng, vào năm 249, Tư Mã Ý phát động Sự biến lăng Cao Bình, đánh cho Tào Sảng không kịp trở tay.
Ngoài ra, cho dù Tào Sảng có liên tục tìm đường chết, bên cạnh ông vẫn có người trung thành với Tào Nguỵ, không ngừng nhắc nhở ông phải cẩn thận đề phòng; sau Sự biến lăng Cao Bình, vẫn còn những người như Hoàn Phạm hiến kế thoát thân cho ông; vẫn còn người vợ Lưu Bố thay ông ngăn cản Tư Mã Ý. Nhưng bản thân Tào Sảng lại chẳng thể ngăn chặn bi kịch này, còn nhanh chóng đầu hàng Tư Mã Ý, khiến chính quyền Tào Nguỵ từ đó rơi vào cảnh chỉ tồn tại trên danh nghĩa.
2. Hà Tiến
Hà Tiến là đại tướng quân cuối thời Đông Hán, cũng là anh trai Hà hoàng hậu của Hán Linh Đế. Tuy rằng khi ấy đất nước vẫn chưa quá rối ren, ông cũng không có quá nhiều biểu hiện xuất sắc, thế nhưng đám người Tào Tháo, Viên Thiệu, Thuần Vu Quỳnh đều từng là thuộc hạ của ông. Ngoài ra, sau khi Hán Linh Đế băng hà, ông gần như trở thành người đưa ra quyết định cho Đại Hán.
Thế nhưng khi ấy quan lại nắm quyền, để tránh các đảng phái gây rối, Hà Tiến nghe theo kiến nghị của Viên Thiệu, triệu đám người Đổng Trác, Đinh Nguyên vào kinh, vậy là không những tự rước lấy hoạ sát thân, còn mở ra gian đoạn loạn lạc cuối nhà Hán.
1. Viên Thiệu
Viên Thiệu cùng giống Hà Tiến, đều là người từng giữ chức đại tướng quân của nhà Hán. Năng lực và thành tích của ông đều không thể xem thường. Ví dụ, trước khi diễn ra trận Quan Độ, ông là thế lực cát cứ lớn nhất phương Bắc, cũng là người nắm chắc khả năng thống nhất Trung Nguyên nhất.
Thế nhưng, ông có một khuyết điểm vô cùng lớn, đó là thiếu quyết đoán mà khó thành việc lớn. Bởi thế, có rất nhiều văn thần võ tướng vốn theo phe ông đã chủ động chuyển sang đầu quân cho Tào Tháo, ví dụ như Tuân Úc, Quách Gia, Chu Linh.
Sau khi xuất hiện tình trạng thất thoát nhân tài, ông cũng không kịp thời suy xét, còn tiếp tục làm theo ý mình. Ví dụ, khi Tào Tháo tấn công Lưu Bị ở Từ Châu, Hứa Đô trở nên trống trải, Viên Thiệu không có bất cứ phản ứng nào; khi quần thần đề xuất khống chế Hoàng đế để ra lệnh cho chư hầu, ông đã do dự không dứt khoát; khi diễn ra trận Quan Độ, ông đã từ bỏ chủ trương đánh lâu dài…. Bởi vậy nên cuối cùng Viên Thiệu đã thua, thậm chí thua không còn manh giáp, chẳng còn cơ hội để ngóc đầu trở lại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bằng chứng hiếm có về tục lệ ăn thịt người thời cổ đại
5 loại gỗ đắt nhất thế giới: Việt Nam có 1 loại nổi tiếng khắp thế giới, giá 2,3 tỷ/kg
Rùng mình tục lệ ăn thịt người chết ở rừng Amazon
Khai quật lăng mộ lãnh chúa 1.200 tuổi chứa đầy vàng ở Panama
Loài chó ‘biết hát’ cực kì quý hiếm hồi sinh sau 50 năm tưởng đã tuyệt chủng
CLIP: Cảnh tượng đáng kinh ngạc, bọ ngựa tóm gọn chim ruồi trong chớp mắt