Nhân tài Tam Quốc đoán trước được tương lai của Gia Cát Lượng, tiếc rằng Lưu Bị không thể chiêu mộ
Bị Lã Bố lật lọng cướp trắng Từ Châu, tại sao khi đó Lưu Bị lại lập tức đầu hàng, đi theo kẻ vừa "cắn" mình? / Hay tin Trương Phi chết, Lưu Bị nói 1 câu đã lộ mặt thật khiến Khổng Minh, Triệu Vân lạnh người
Nửa đời trước của Lưu Bị vô cùng gian khổ, bị Tào Tháo, Lã Bố cùng các thế lực thù địch khác dồn ép khắp nơi, nhiều lần độc lập rồi lại phải nương nhờ dưới trướng kẻ khác.
Sau khi có được "Ngọa Long" Gia Cát Lượng phò trợ, Lưu Bị như cá gặp nước, phá quân Tào Tháo, đoạt được Kinh Châu, có được thế lực của riêng mình, sau lại được "Phượng Sồ" Bàng Thống trợ giúp, đoạt được Tây Xuyên, ổn định căn cơ nhà Thục.
Song, mặc dù Lưu Bị có được sự trợ giúp của Gia Cát Lượng và Bàng Thống, nhưng ông lại bỏ lỡ mất một nhân tài sánh ngang với hai người kia, cũng chính là người đã tiến cử ba vị hiền tài là Gia Cát Lượng, Bàng Thống cùng Từ Thứ cho Lưu Bị, ấy chính là Tư Mã Huy.
Căn cứ theo Tam Quốc chí chú của Bùi Tùng Chi, dẫn theo Tương Dương ký của Tập Tạc Xỉ thời Đông Tấn ghi chép, thì Bàng Đức Công - một ẩn sĩ nổi danh thời Đông Hán đã tôn xưng Gia Cát Lượng là "Ngọa Long", Bàng Thống là "Phụng Sồ", Tư Mã Huy là "Thủy Kính".
Trong Tam Quốc Chí, Bàng Thống truyện, có chép "Tư Mã Huy là người thanh nhã, rất biết nhìn người". Năm Bàng Thống 18 tuổi, lúc Lưu Bị hội kiến Tư Mã Huy, ông đã tiến cử với Lưu Bị cả Gia Cát Lượng lẫn Bàng Thống.
Đến bây giờ chúng ta vẫn thường nghe câu "Ngọa Long, Phượng Sồ, có một trong hai ắt sẽ an định thiên hạ". Câu nói này chính là bắt nguồn từ "Thủy Kính tiên sinh" Tư Mã Huy.
Bấy giờ, Tư Mã Huy được xưng tụng là người "có tài nhìn người", chỉ từ việc ông liên tiếp tiến cử Gia Cát Lượng, Từ Thứ, Bàng Thống cho Lưu Bị, cũng đủ thấy được cái sự "giỏi nhìn người" của ông ấy đạt đến bậc nào.
Đồng thời, nhãn tuệ của Tư Mã Huy không chỉ nằm ở việc ông có tài nhìn người, mà còn giỏi cả trong việc nhìn nhận thời cuộc, sau khi tiến cử Gia Cát Lượng với Lưu Bị, Tư Mã Huy đã nhận xét rằng "Khổng Minh gặp được minh chủ song không gặp thời". Quả nhiên về sau, Gia Cát Lượng phò tá Lưu Bị trùng hưng Hán thất, lập nhà Thục Hán, tuy nhiên sự nghiệp thống nhất Trung nguyên của ông không thực hiện được, đành ngậm tiếc nuối mà qua đời. Điều này quả ứng nghiệm với những gì Tư Mã Huy nói, đủ thấy tài nhìn người, đoán tương lai tài tình của Tư Mã Huy.
Thực ra, bản thân Lưu Bị cũng có tài nhìn người, ông cũng nhận thấy được tài năng của Tư Mã Huy, cũng từng ngỏ lời mời Tư Mã Huy xuống núi, nhưng tiếc rằng ông lấy cớ "kẻ nhàn cư sơn dã, không có tài cán gì" để từ chối Lưu Bị.
Về sau, khi con trai của Lưu Biểu là Lưu Tông đầu hàng quân Tào Tháo, sau khi Tào Tháo không tốn chút công sức nào lấy được Kinh Châu đã ngay lập tức nghĩ đến Tư Mã Huy, khi ấy Tư Mã Huy cũng đã đến gặp Tào Tháo, còn thể hiện khả năng của mình, mới khiến Tào Tháo muốn trọng dụng ông. Chỉ tiếc là, Tư Mã Huy bệnh nặng mất sớm.
Chúng ta thường nghe nói, Thiên lý mã nhiều nhưng lại thiếu Bá Nhạc (nghĩa là ngựa tốt thì nhiều nhưng thiếu người biết nhìn và lựa chọn ngựa tốt).
Dựa vào tài năng nhìn người, nhìn đại cục của Tư Mã Huy, nếu ông thực sự theo phò tá Lưu Bị, toàn tâm trợ giúp Lưu Bị, ắt hẳn thế cục thiên hạ đã có sự thay đổi lớn, chỉ tiếc rằng Lưu Bị cuối cùng lại bỏ lỡ mất một bậc hiền tài, quả thật là đáng tiếc thay!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ