Thomas Edison là ai, tiểu sử và 5 bí mật về cuộc đời thiên tài
'Móng sắt' khổng lồ hủy diệt chiến thuyền của nhà bác học Archimedes / 'Nhà bác học điên' từng tuyên bố tạo ra vũ khí hủy diệt
Cuộc đời Thomas Edison không chỉ được biết đến là nhà khoa học với hàng nghìn phát minh nổi tiếng khắp thế giới, mà ít ai biết rằng ông còn là một thương nhân.
1.1. Thomas Edison là ai?
Thomas Alva Edison sinh ngày 11 tháng 2 năm 1847, tại Milan, Ohio, Mỹ. Ông là con của ông Samuel Ogden Edison, Jr và bà Nancy Matthews Elliott và là con trai thứ 7 trong nhà. Gia đình ông tới Ohio kể từ năm 1839 sau đó lại chuyển đến Port Huron, Michigan vào năm 1854.
Thomas Edison nổi tiếng với gần 2.000 phát minh và sáng chế vĩ đại dành cho nhân loại. (Ảnh: Pinterest)
Thomas Edison vì sức khỏe ốm yếu mà không được đi học đúng thời hạn như những đứa trẻ khác. Đến khi đi học, ông bị giáo viên chê cười vì lúc nào cũng trong tình trạng lơ mơ. Dù sức khỏe không tốt nhưng Edison là một cậu bé luôn hiếu kì với mọi thứ xung quanh và muốn tìm tận gốc của vấn đề.
Đáng tiếc, vừa đi học được 3 tháng, Edison bị nhà trường đuổi học vì bày trò nghịch ngợm nên mẹ ông đã đảm nhận nhiệm vụ này. Chính bà cũng là người đã dẫn dắt ông vào con đường trở thành một nhà sáng chế với hàng nghìn phát minh.
1.3. Những công việc đầu đời
Cuộc đời Thomas Edison đã trải qua rất nhiều công việc khác nhau. Khi còn ở Port Huron, ông từng làm các công việc như bán báo, bán kẹo bằng cách di chuyển trên những chuyến tàu đi từ Port Huron tới Detroit. Sau đó ông trở thành một điện tín viên.
Khi là một nhân viên điện tín, Edison đã gặp đồng nghiệp của mình là Franklin Leonard Pope, ông là một nhà phát minh và chính ông đã chấp nhận để Edison sống và làm việc tại tầng hầm nhà mình. Cũng tại đây, Edison đã tạo ra phát minh đầu tiên liên quan tới công việc điện tín của mình là máy đếm phiếu.
Tới năm 1871, Edison lập ra một xí nghiệp và trở thành ông chủ, cũng từ đó, cuộc sống của ông bước sang một trang mới.
Ít ai biết được rằng trước khi trở thành nhà phát minh, Edison từng trải qua nhiều công việc khác nhau. (Ảnh: Pinterest)
2. Những mảnh ghép thú vị về cuộc đời của Thomas Edison
Trước khi trở thành một trong 12 vĩ nhân hàng đầu của nước Mỹ, Thomas Edison đã từng trải qua rất nhiều ngày tháng buồn, vui lẫn lộn. Chính những điều này vô tình đã trở thành những mảnh ghép rất thú vị về cuộc đời của Thomas Edison, để bây giờ khi hậu thế khám phá ra càng thêm ngưỡng mộ sự cố gắng và nỗ lực của ông.
2.1. Thành công nhờ sự kiên nhẫn của mẹ
Khi đó, Edison tròn 7 tuổi và cậu vừa đi học được 3 tháng, cậu bé từ trường trở về nhà và đưa cho mẹ của mình một tờ giấy của giáo viên. Bà Nancy Elliot, mẹ của Edison đọc bức thư mà không nén được nước mắt, bên trên đó, giáo viên của cậu nói rằng cậu là một đứa trẻ "loạn trí" và họ không đồng ý để cậu đến trường học nữa.
Thế nhưng, khi Edison hào hứng hỏi mẹ rằng giáo viên viết gì, bà lại nói rằng họ khen con học quá giỏi, nhà trường không đủ khả năng để dạy cậu nên muốn đề nghị cha mẹ sẽ tự hướng dẫn con trai mình.
Mãi tới sau này khi mẹ của mình qua đời, thiên tài Thomas Edison mới phát hiện ra sự thật này, ông đã rất đau lòng nhưng nhờ vậy ông càng thêm kính trọng mẹ. Nhờ có niềm tin và sự cố gắng không ngừng của bà, tiềm năng của Edison đã được khai phá và phát triển trọn vẹn.
Nhờ có sự kiên trì và niềm tin từ người mẹ, Edison đã có thêm động lực phát triển tiềm năng của mình. (Ảnh: Pinterest)
2.2. Kiếm tiền từ nhỏ
Khi đủ 12 tuổi, Edison đã tự xin phép cha mẹ cho mình được tự lập bằng cách đi kiếm việc làm. Dù bố mẹ không đồng ý nhưng trước sự kiên quyết của Edison, họ đã đồng ý, từ đó, Edison tới khu vực ga tàu tại Port Huron bán báo, bánh kẹo, trái cây và tạp chí trên những chuyến tàu đi từ Port Huron tới Detroit và ngược lại.
Ngoài việc bán đồ trên tàu, Edison còn tới Detroit với mục đích ghé thăm thư viện tại đây và nghiền ngẫm các cuốn sách mà ở nơi cậu sống không có. Cậu đã đọc rất nhiều cuốn sách sau đó lên tàu về nhà lúc 6 giờ chiều và khi trở về nhà cậu tiếp tục làm các thí nghiệm tới tận đêm khuya.
2.3. Tự lập một tờ báo nhỏ
Edison luôn muốn kiếm thật nhiều tiền để phục vụ cho các thí nghiệm của mình. Vì thế, ông đã quyết định ra một tờ báo của riêng mình. Sau đó, Edison mua một máy in tay và lập thêm một khu vực có tên là cơ sở báo chí để bán tờ báo có tên "The Weekly Herald" (Diễn đàn hàng tuần).
Edison chỉ thu lượm các tin tức liên quan tới khu vực dọc theo 2 bên đường sắt. Cậu đảm nhiệm mọi khâu từ làm chủ nhiệm, phóng viên lấy tin, thợ in, bán báo và quản lý tờ báo. Báo của Edison bán rất chạy, ngay số đầu tiên ông đã bán được 400 tờ trong suốt 1 tháng.
Ngay từ khi còn nhỏ, Thomas Edison đã tự lập một tờ báo của riêng mình. (Ảnh: Pinterest)
Tuy nhiên trong 1 lần tình cờ, Edison đã cứu được con trai của một nhân viên nhà ga là ông Mackenzie khỏi lưỡi hái tử thần và được ông ta đền đáp ơn cứu mạng bằng cách dạy Edison nghề điện báo. Cũng từ lúc này, Edison lao vào học nghề điện báo và chữ Morse tới 18 tiếng mỗi ngày.
Chỉ trong vài tuần, Edison đã kịp học các tín hiệu mà ông Mackenzie đánh điện. Sau 3 tháng, ông đã trở thành chuyên viên điện báo hạng nhất và thậm chí ông còn chế tạo ra một chiếc máy điện tín điện tử cho phép mọi người gửi điện tín đi nhanh hơn.
Tới tháng 5 năm 1865, Edison chính thức trở thành một điện tín viên tại nhà ga Stratford với mức lương 25 USD mỗi tháng. Cũng vào thời gian này, Edison đã chế tạo ra chiếc máy đếm phiếu, cũng là phát minh đầu tiên của ông. Dù sáng kiến này không nhận được sự ủng hộ của các nghị sĩ nhưng Edison không nản lòng, ông tiếp tục công việc của mình và chế tạo ra một chiếc máy điện báo có thể gửi cùng lúc 2 điện tín trên cùng 1 đường dây.
2.4. Chuyện tình yêu "có một không hai"
Tới năm Edison 24 tuổi, ông trở thành 1 chủ xí nghiệp và có những thành công đầu tiên của mình. Cuộc sống đã bắt đầu ổn định, Edison bắt đầu tính tới chuyện xây dựng gia đình. Cuối cùng, cô thư ký Mary Stillwell đã lọt mắt xanh của ông.
Nghĩ là làm, một hôm, Edison tới gặp Mary và nói với cô rằng, ông không muốn mất nhiều thời gian để nói những câu vô ích mà muốn hỏi cô rằng có đồng ý làm vợ ông không. Nào ngờ, trước lời tỏ tình đường đột này, Mary lập tức đồng ý và họ đã trở thành vợ chồng.
Edison còn khiến mọi người bất ngờ với chuyện tình yêu có một không hai của mình cùng bà Mary. (Ảnh: Pinterest)
Sau khi bà Mary mất, Edison đã đi bước nữa với một cô gái tên là Mina Miller và hai người đã có với nhau 3 người con chung. Trong số những người con này, có người con trai tên là Charles Edison, sau này đã trở thành Bộ trưởng Hải quân Mỹ và là thống đốc của bang New Jersey.
2.5. Hơi thở của Edison đã được lưu lại trong viện bảo tàng
Vào ngày 18/10/1931, khi Edison hấp hối, người bạn thân của ông là Henry Ford (ông chủ hãng Ford Motor) đã đề nghị con trai ông là Charles Edison lấy ống nghiệm và giữ lại hơi thở cuối cùng của ông với hy vọng có thể hồi sinh nhà sáng chế vĩ đại này.
Những ống nghiệm chứa hơi thở cuối cùng của Edison được niêm phong bằng parafin. Sau đó, Charles đã gửi 1 ống cho Henry Ford. Số ống nghiệm còn lại hiện đang được lưu giữ tại viện bảo tàng Henry Ford ở Mỹ như hiện vật kỷ niệm mà nhà bác học Thomas Edison còn lưu lại.
3. Những phát minh của Thomas Edison
Dù qua đời đã lâu nhưng những phát minh và sáng chế hữu ích của ông để lại đã và đang phục vụ và giúp cho đời sống của loài người thêm thuận tiện, dễ dàng. Vậy Thomas Edison phát minh ra cái gì?
►Máy quay đĩa ghi âm giọng nói
Sáng chế này được coi là một trong những phát minh vĩ đại nhất của Thomas Edison dành cho loài người. Để sử dụng, chúng ta chỉ cần nói vào máy thu, sau đó những rung động âm thanh từ giọng nói sẽ tạo ra các vết lõm với độ nông sâu khác nhau khắc trên một trụ bọc bằng lá thiếc được ghi lại. Từ phát minh này, loài người đã chế tạo ra nhiều sản phẩm thu âm khác.
Máy quay đĩa ghi âm giọng nói là một phát minh vĩ đại của Thomas Edison. (Ảnh: Pinterest)
► Bóng đèn điện
Vào những năm 1878, người xưa chỉ biết tới loại đèn hồ quang sử dụng thỏi than để đốt và thường gây khó chịu bởi sức nóng tỏa ra và mùi khó chịu. Sau nhiều năm mày mò nghiên cứu, Thomas Edison đã thử nghiệm một loại đèn lợi dụng khả năng của điện lực để phát sáng.
Để hoàn thiện cuộc nghiên cứu lịch sử này, nhà khoa học Thomas Edison đã tìm đọc mọi tài liệu liên quan tới điện học. Ông cùng với 50 người làm việc không ngừng nghỉ để theo đuổi công trình này. Trong suốt thời gian hoàn thành, Edison đã sáng chế ra nhiều thứ khác phục vụ cho cuộc sống của con người như dynamo, cầu chì, các lối mắc dây, cái ngắt điện…
Từ chiếc đèn hồ quang, Edison đã phát triển ra nhiều phiên bản khác nhau của bóng đèn điện. Sau bao cuộc thử nghiệm từ chất liệu làm bóng, thứ dùng để làm tóc trong bóng đèn, cuối cùng ông đã tạo ra chiếc đèn điện đầu tiên với sợi tóc làm từ sợi than mảnh. Chiếc đèn điện này đã cháy liên tục trong hơn 40h.
Tuy nhiên, phát minh này của ông chỉ nhận được sự nghi ngờ của đại chúng do bài tường trình của tờ báo Herald với những nhận định một chiều. Thomas Edison đã nghĩ ra cách lắp hàng loạt bóng đèn điện quang phòng thí nghiệm, quanh nhà mình và trên các con đường tại Menlo Park để phá tan mọi nghi ngờ của dân chúng. Ngày 31/12/1879, các nhà khoa học, giáo sư và nhiều người đã tới tận nơi quan sát và chính thức công nhận sáng chế này của Edison.
► Máy chiếu phim
Thomas Edison đã từng gây ngạc nhiên cho công chúng với phát minh máy chiếu phim của mình vào năm 1894. Mọi chuyện bắt đầu từ khi Thomas Armat đã tới gặp Edison và cho ông xem một cái máy chiếu hình. Edison vừa trông thấy cái máy đã biết ngay nó là đồ tốt, ông đã dùng 4 năm để nghiên cứu và cải tiến lại cái máy này thành một chiếc máy chiếu phim. Phát minh này cũng đã giúp thế giới mở phát triển một ngành nghề mới là làm phim.
Nhờ có chiếc máy chiếu phim mà Edison phát minh mà ngành công nghệ làm phim đã ra đời. (Ảnh: Pinterest)
Sau đó, Edison đã đăng ký bằng sáng chế cho máy chiếu phim của mình. Ở thời điểm đó, Kinetoscope – tên của chiếc máy chiếu phim mà ông sáng chế nhận được sự đánh giá rất cao của mọi người. Cũng nhờ có chiếc máy này, những thiết bị chiếu phim sau này đều được chế tạo dựa trên nguyên lý hoạt động của nó.
► Công tơ điện
Ít ai biết được rằng, chiếc công tơ điện mà gia đình chúng ta đang dùng hàng ngày là một phát minh của nhà khoa học Thomas Edison. Phát minh này được ông chế tạo với mục đích để đo lượng điện mà mỗi gia đình đã tiêu thụ. Thiết bị này của Edison sử dụng phương pháp hiệu ứng điện phân của dòng điện để đo lượng điện năng chứ không phải sử dụng cách đo thời gian cấp điện năng như trước đây.
Bên trong các công tơ có thêm zắc cài được đặt trong một loại hoá chất điện phân và sử dụng các tấm kẽm để đo điện năng. Một tấm chuyên dùng để đo số liệu và tấm kia dùng để kiểm chứng so với ban đầu. Sau này Edison đã bổ sung thêm bộ đếm cơ khí để việc đọc chỉ số được thuận tiện hơn. Từ kiểu công tơ điện này, các nhà khoa học đã cải tiến nó thành những chiếc công tơ hiện đại ngày nay.
► Ô tô điện
Vào năm 1899, Thomas Edison đã chú ý tới việc phát triển pin trữ điện với mục đích có thể chế ra những chiếc xe ô tô có thể chạy bằng điện. Tới năm 1900, Edison đã thành công với hơn 4.000 chiếc xe có thể chạy bằng điện được sản xuất tại Mỹ. Sau đó, ông tiếp tục thử nghiệm để sáng chế ra loại pin có thể giúp xe chạy được hơn 160 km mà không cần sạc điện.
Thomas Edison còn là người nhìn xa trông rộng khi phát minh ra pin sạc dành cho ô tô điện. (Ảnh: Pinterest)
Tuy nhiên, 10 năm sau đó, xăng dầu được đưa vào sử dụng, Edison đã dừng dự án này lại. Nhưng loại pin sạc mà ông phát minh đã được đưa vào sử dụng trong hải phao, đèn pha của thợ mỏ và đèn đường sắt. Sau này, bạn thân của ông là Henry Ford đã dùng loại pin sạc này để sử dụng cho mẫu xe mà mình sản xuất.
Trong suốt cuộc đời mình, thiên tài Thomas Edison đã phát minh và sáng chế ra hơn 1.500 sản phẩm. Tức là cứ 12 ngày thì ông lại có một phát minh mới ra đời.
4. Những câu nói hay của Thomas Edison
Cũng giống như sự năng nổ trong việc phát minh, Thomas Edison cũng có rất nhiều câu nói hay mang nhiều ý nghĩa sâu sắc giúp tạo động lực cho chúng ta trong cuộc sống.
● "Thiên tài một phần trăm là cảm hứng và chín mươi chín phần trăm là mồ hôi."
● "Cái gì không bán được thì tôi không muốn sáng chế. Doanh số là bằng chứng về tính hữu dụng, và tính hữu dụng là thành công."
● "Tôi chưa thất bại. Tôi chỉ là đã tìm ra 10,000 cách không hoạt động."
Thomas Edison đã lưu lại cho hậu thế nhiều phát minh và cả những kinh nghiệm sống rất hữu ích. (Ảnh: Pinterest)
● "Luôn luôn có cách tốt hơn cho mọi thứ. Hãy tìm nó."
● "Điểm yếu lớn nhất của chúng ta nằm ở việc bỏ cuộc. Cách chắc chắn nhất để thành công là luôn luôn thử thêm một lần nữa."
● "Con người của bạn sẽ thể hiện trong điều bạn làm."
● "Khi bạn đã vắt kiệt tất cả các khả năng, hãy nhớ điều này: chưa phải thế đâu."
● "Bận rộn không phải luôn luôn nghĩa là lao động thật sự. Mục tiêu của tất cả sự lao động là sản xuất, hoặc thành tựu, và với hai điều này, phải có suy tính trước, có hệ thống, kế hoạch, trí tuệ, và mục đích chính đáng, cũng như cả mồ hôi. Có vẻ như đang làm việc không có nghĩa là làm việc."
● "Tôi không bao giờ coi sai lầm là thất bại. Chúng chỉ là cơ hội để tìm hiểu thứ gì không hoạt động."
● "Chỉ vì thứ gì đó không hoạt động như kế hoạch của bạn không có nghĩa là nó vô dụng."
Với lòng nhiệt huyết, Edison đã có tới hơn 1.500 phát minh và sáng chế. (Ảnh: Pinterest)
● "Tôi chưa bao giờ hoàn thiện phát minh nào mà tôi không nghĩ về cách nó có thể hữu ích cho người khác... Tôi tìm hiểu thế giới cần gì, rồi tôi phát minh."
● "Có tầm nhìn về điều mình muốn là chưa đủ... Tầm nhìn mà không có thực thi chỉ là ảo ảnh."
Hy vọng qua bài viết này các bạn đã biết được Thomas Edison là ai cũng như hiểu thêm những câu chuyện thú vị xung quanh cuộc đời của ông. Đồng thời, qua những thông tin trong bài, chúng ta cũng hiểu thêm rằng những phát minh này của ông đã đóng góp một phần rất quan trọng cho sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như tạo tiền đề cho loài người có một cuộc sống hiện đại và dễ dàng hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?