6 vị thần y nổi danh trong thần thoại, thường được nhắc đến khi xảy ra bệnh dịch
Top sinh vật thần thoại khiến con người tin 'sái cổ' / Khám phá ác quỷ trong thần thoại Celtic
Thời xưa, khi nền y học chưa phát triển, mỗi lần bệnh dịch xảy đến, bên cạnh việc chữa trị thì người dân còn tìm đến các vị thần để cầu nguyện. Vì thế, trong các thần thoại và nền văn hóa khác nhau đều có nhắc đến rất nhiều vị thần lãnh giữ trách nhiệm cai quản việc trị bệnh cho dân chúng.
1. Asclepius
Asclepius hay Hepius là vị thần y trong thần thoại Hy Lạp, đồng thời ông cũng là một trong số những người con của thần mặt trời Apollo. Có nhiều dị bản khác nhau kể về sự ra đời của Asclepius, phiên bản được nhắc đến nhiều nhất cho rằng ông là con của Apollo với một phụ nữ phàm trần có tên Coronis.
Asclepius chủ quản về y học, thế nên các con gái của ông cũng lần lượt cai quản các mặt của việc chữa trị bệnh: Hygieia (nữ thần dọn dẹp), Iaso (nữ thần phục hồi sức khỏe), Aceso (nữ thần điều trị), Aegle (nữ thần khỏe mạnh) và Panacea (nữ thần bách dược). Cây gậy với con rắn quấn quanh mà Asclepius thường cầm sau này đã trở thành biểu tượng của y học hiện đại.
2. Babalu-Aye
Babalu-Aye là vị thần có liên hệ mật thiết đến các bệnh truyền nhiễm và điều trị bệnh trong tín ngưỡng Yoruba. Dù người dân rất sợ hãi Babalu-Aye, thường tránh nhắc đến tên thật của vị thần này, song họ cũng kính yêu cũng như đôi khi cho rằng ông có liên quan đến "Cơn thịnh nộ của thần tối cao" vì ông trừng phạt những người phạm tội.
3. Menrva
Menrva là vị nữ thần cai quản chiến tranh, nghệ thuật, trí tuệ và y dược của người Etruscan. Menrva cũng là con gái của hai vị thần Uni và Tinia. Dù hình tượng của Menrva khá giống nữ thần Athena của người Hy Lạp, song các học giả đã chỉ ra rằng Menrva hoàn toàn khác với Athena hay Minerva.
4. Eir
Eir là một nữ thần hoặc Valkyrie trong thần thoại Bắc Âu. Bà có liên quan đến y thuật. Eir được nhắc đến trong các văn bản Edda cổ của thế kỷ 13.
5. Sekhmet
Sekhmet là nữ thần chiến binh và chữa bệnh trong thần thoại Ai Cập. Đây là vị thần nhận trách nhiệm bảo vệ cũng như dẫn dắt cho các pharaoh trên chiến trường, sau khi họ qua đời, Sekhmet cũng tiếp tục bảo vệ và dẫn dắt họ qua thế giới bên kia. Tương truyền, Sekhmet có thể thở ra lửa và những cơn gió nóng của sa mạc. Bà cũng được cho là gây ra các dịch bệnh và các dịch bệnh này được xem như những tùy tùng hay sứ giả của nữ thần.
Truyền thuyết kể rằng thần mặt trời Ra từng gửi con gái mình là nữ thần Hathor xuống hạ giới trong hình dạng của Sekhmet để tiêu diệt những kẻ chống lại ông. Khi cuộc chiến kết túc, cơn say máu của Sekhmet vẫn chưa nguôi ngoai và nó sẽ dẫn đến sự hủy diệt cho loài người. Để dừng con gái lại, thần Ra đã nhuộm một loại bia thành màu đỏ rồi cho Sekhmet uống. Sau đó vị nữ thần đã bị say và cuộc tàn sát chấm dứt.
6. Anahit
Anahit là nữ thần cai quản sự màu mỡ, chữa lành, trí tuệ và nước trong thần thoại Armenia. Từng có một thời kỳ bà được xem như nữ thần chiến tranh. Đền thờ của Anahit được cho là có bức tượng bằng vàng khối lớn, và sau khi quân đội của Mark Antony đến Armenia, quân La Mã đã đập vỡ rồi chia nhau bức tượng này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt
Hạ Tử Vy trong 'Hoàn Châu Cách Cách' là nhân vật có thật trong lịch sử, số phận rất đặc biệt, qua đời năm 22 tuổi