Khám phá

7 bài học dạy con bất hủ của huyền thoại Lý Tiểu Long

Shannon Lee - con gái thứ hai của Lý Tiểu Long đã chia sẻ với công chúng những bài học giá trị mà bà học được từ cha và được truyền cảm hứng.

Sự thật kinh ngạc về đám tang 2 lần của Lý Tiểu Long / Cái chết bí ẩn của con trai Lý Tiểu Long và Kim Dung

Theo lời kể của Shannon Lee (Lý Hương Ngưng), cha bà - huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Longlà giáo viên, một người chồng, người cha, một nghệ sĩ dũng cảm, một nhà triết học và một người truyền cảm hứng đã trở thành biểu tượng của văn hóa. Đó cũng là lý do mà những di sản ông để lại sống mãi với thời gian và truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ
Huyền thoại Lý Tiểu Long đã ghi lại những điều trải qua trong cuộc sống từ một người bình thường đến nhân vật được cả thế giới biết đến trong cuốn hồi ký. Khi đọc cuốn hồi ký của cha, Lý Hương Ngưng đã học được nhiều điều để có cuộc sống tốt nhất.
Vượt qua nỗi đau, tìm cách giải quyết vấn đề

Lý Tiểu Long

Lý Tiểu Long

Theo Fastcompany, năm 1993, anh trai Lý Hương Ngưng là Lý Kiến Hào đột ngột qua đời sau khi gặp tai nạn trong lúc quay bộ phim - The Crow. Cũng là diễn viên trong phim, Lý Kiến Hào đã chuẩn bị kết hôn vài tuần sau đó. Tuy nhiên, sự ra đi bất ngờ của người anh đã khiến Lý Hương Ngưng rơi vào tình trạng trầm cảm nghiêm trọng trong nhiều năm. Và rồi trong nỗi đau ấy, tôi đã đọc được những dòng chữ trong cuốn hồi ký của cha - Lý Tiểu Long. Chính nó đã giúp bà thoát khỏi bóng tối.
Trong cuộc sống, mỗi người đều gặp phải những khó khăn, dù lớn hay nhỏ. Hãy bắt đầu bằng việc quan sát, đừng vội đưa ra phán xét. Nhìn mọi việc theo hướng tích cực và tìm cách giải quyết vấn đề, bạn sẽ luôn tiến về phía trước.
Hãy làm sạch tâm trí
“Khi bạn đổ nước vào một chiếc cốc, người ta sẽ gọi đó là cốc nước. Khi bạn đổ nước vào một cái chai, người ta sẽ gọi đó là chai nước. Khi bạn đổ nước vào ấm trà, nó sẽ trở thành ấm trà. Nước có thể chảy hoặc vỡ ra. Hãy để tâm trí của bạn tự nhiên nhất”, lời trích dẫn trong cuốn hồi ký của Lý Tiểu Long.
Ý tưởng giữ tâm trí trong như nước xuất phát từ Đạo giáo - triết học cổ đại Trung Quốc đã 2.500 năm tuổi. Lý Tiểu Long theo học Đạo giáo ngay từ khi còn là một võ sinh trẻ tuổi. Tuy nhiên, ông có những cách nhìn nhận vấn đề theo cách riêng và giúp mọi người dễ hiểu hơn. Khi giữ tâm trí của mình sạch trong như nước, bạn có thể đặt mình vào bất kì hoàn cảnh nào mà không sợ khó khăn hay trở ngại nào.
Luôn bước tiếp về phía trước
7 bai hoc day con bat hu cua huyen thoai Ly Tieu Long-Hinh-2
Những năm tháng chuyển giao giữa dòng phim hành động về siêu anh hùng và phim Hong Kong là một giai đoạn khó khăn với cha của Lý Hương Ngưng. Tại Hollywood, Lý Tiểu Long không được giao vai diễn xứng đáng với tài năng của mình. Huyền thoại võ thuật nổi tiếng này đã phải cố gắng kiếm tiền nuôi gia đình và bị thương nặng ở lưng.
Bác sĩ từng nói với cha tôi rằng, ông sẽ không bao giờ có thể theo đuổi được võ thuật một lần nữa, thậm chí là không thể đi lại như người bình thường. Tuy nhiên, cha tôi không tin vào điều đó nên tự nghiên cứu về cơ thể mình và tự chữa bệnh.
“Bước tiếp về phía trước” là cụm từ ông viết ngay sau danh thiếp của mình để nhắc nhở bản thân luôn lạc quan và kiên cường tiến lên phía trước
Theo đuổi mục tiêu đến cùng
Năm 1969, khi mới 29 tuổi, Lý Tiểu Long vạch ra mục tiêu lớn nhất của cuộc đời mình và suốt những năm tháng sau đó, ông kiên trì theo đuổi mục tiêu này. Ông gọi đó là “mục tiêu quan trọng xác định của cuộc đời”.
“Tôi, Lý Tiểu Long, sẽ trở thành ngôi sao võ thuật phương Đông được trả lương cao nhất tại Mỹ. Tôi sẽ mang đến những bài trình diễn thú vị nhất và chất lượng nhất trong khả năng của một diễn viên. Từ những năm 1970 trở đi, tôi sẽ phải trở nên nổi tiếng khắp thế giới và cho đến năm 1980, tài sản của tôi sẽ phải đạt ít nhất 10 triệu USD. Tôi sẽ sống theo cách mà tôi muốn để đạt được thành công và hạnh phúc”, Lý Tiểu Long nói về kế hoạch tương lai.
Lĩnh hội những điều hữu ích, từ chối những thứ vô ích và bổ sung những cái của riêng mình
Trong mắt Lý Hương Ngưng, Lý Tiểu Long là một người đàn ông luôn học hỏi, cầu tiến và phát triển. Năm 1964, câu lạc bộ Kung Fu truyền thống của cha bà ở San Francisco bị cạnh tranh bởi những người trẻ đang dạy Kung Fu cho sinh viên thuộc mọi chủng tộc. Người ta nói rằng, cha bà đã thua và ông phải đóng cửa studio ở Oakland.
Khi ấy, Lý Tiểu Long đồng ý thách đấu và ông đánh bại đối thủ chỉ trong 3 phút ngắn ngủi. Mặc dù ông thắng và có quyền tiếp tục duy trì hoạt động của studio nhưng ông lại không cảm thấy vui vẻ. Ông bắt đầu sáng tạo thêm ra những phong cách mới. Lý Hương Ngưng đã học được từ cha một điều nữa là: đừng đi trên con đường do người khác tạo ra. Hãy tạo ra con đường phù hợp với chính mình.
Lấy không thể làm có thể, lấy vô hạn làm hữu hạn
7 bai hoc day con bat hu cua huyen thoai Ly Tieu Long-Hinh-3

Bên cạnh võ thuật, Lý Tiểu Long còn thiết kế đồ họa, thiết kế các dụng cụ tập thể dục, điêu khắc, giầy dép, quần áo và đồ uống. Ông cho rằng, quá trình tự phát triển bản thân luôn đòi hỏi 4 giai đoạn: sự đam mê, đặt cơ thể ở trạng thái cân bằng, tâm trí thông suốt, rộng mở và thành công.
"Dưới bầu trời, chỉ có một gia đình duy nhất''
Theo Lý Hương Ngưng, học sinh của cha bà bao gồm cả nam và nữ thuộc mọi tầng lớp, chủng tộc khác nhau. Ông luôn cho rằng tất cả đều giống như anh chị em trong một gia đình lớn. Thậm chí, ngay cả khi phải đối mặt với những lời miệt thị ở Hollywood hay khi bị nói rằng một diễn viên châu Á không thể đóng vai chính trong phim Hollywood, cha bà - Lý Tiểu Long cũng chưa bao giờ cảm thấy tức giận.
Thay vào đó, Lý Tiểu Long tự viết kịch bản và làm phim để ca ngợi vẻ đẹp của văn hóa châu Á. Ông không bao giờ ganh tỵ với người khác, ông sống với sứ mệnh lớn nhất của cuộc đời mình là trở thành một người mà bản thân mong muốn. Uy tín và tài năng của Lý Tiểu Long đã thu hút mọi người. Tuy nhiên, triết lý sống của huyền thoại võ thuật này mới tạo ra sức mạnh và tạo nên sự đoàn kết giữa mọi người dù có những khác biệt.
Theo Tâm Anh/Kiến thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm