9 vật thể là "chuyến tàu sự sống" vượt 4,5 tỉ năm rơi xuống Trái Đất
Tại sao người miền Tây gọi rắn hổ mang chúa là hổ mây? / Kỳ lạ ngôi làng không mái ngói ở Iran
Công trình với sự phối hợp của nhiều đơn vị từ Mỹ, Úc, Pháp đã xem xét 9 thiên thạch chondrite cacbon (CC) được thu thập từ nhiều nơi trên thế giới. Từ lâu, giới thiên văn đã cho rằng CC - dạng vật thể tách ra từ những "cơ thể mẹ" khoảng 4,5 tỉ năm tuổi - đã đem "mầm sự sống" đến với Trái Đất. Đó là nước và các nguyên tố hữu cơ, thậm chí các phân tử tiền thân của axit amin, giúp hình thành các "khối xây dựng sự sống".

Các đồng vị phóng xạ đã cung cấp bằng chứng rõ ràng về việc các thiên thạch CC mang nước đến Trái Đất sơ khai - Ảnh minh họa từ NASA
Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Science, giả thuyết đã được chứng minh khi các nhà khoa học tìm ra sự chuyển động của nước trong 9 thiên thạch CC. Theo tiến sĩ Simon Turner từ Khoa Khoa học Trái Đất và môi trường, Đại học Macquarie (Sydney, Úc), khó lòng tìm thấy nước thực sự sau 4,5 tỉ năm khối thiên thạch ra đời, nhưng dấu vết của nước thì vẫn còn.
Phys.org cho biết họ đã xem xét sự phân bố uranium và thorium trong các mẫu. Lý do là nếu nước từng tồn tại trong thiên thạch, nó sẽ phải chuyển động khi nó chảy bên trong vật thể. Chuyển động đó sẽ được phản ánh trong sự phân bố các đồng vị uranium và thorium. Họ đã tìm thấy điều mình trông chờ. Chưa kể, do các đồng vị uranium và thorium có chu kỳ bán rã ngắn, nên sự phân bố của chúng chứng minh nước thậm chí vẫn tồn tại trong vật thể khoảng 1 triệu năm về trước.
Giả thuyết rằng sự sống Trái Đất có nguồn gốc từ một nơi xa xôi trong vũ trụ đã được các nhà khoa học khắp thế giới theo đuổi trong vài năm nay, trong đó thiên thạch CC - "hóa thạch" từ bình minh của hệ Mặt Trời - là một trong những dạng vật thể được cho là có thể giải đáp bí ẩn. Nghiên cứu vừa công bố cho thấy dạng tiên thạch này là một "chuyến tàu sự sống" hoàn hảo khi vừa mang theo nước, vừa mang theo các hợp chất hữu cơ cần thiết để "thay da đổi thịt"cho Trái Đất, từ một quả cầu nóng bỏng và khô cằn trở nên có đại dương và sinh vật.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đang tán tỉnh nhau, 'cỗ quan tài sống' bị chim hồng hoàng tóm được và cái kết đẫm máu
CLIP: Đùa giỡn với rắn hổ mang khổng lồ để quay video, người đàn ông nhận cái kết bi thảm
CLIP: Màn tử chiến bất phân thắng bại của gấu đen và 2 con hổ
Vì sao gà trống gáy đúng giờ? Bí ẩn được khoa học giải mã
CLIP: Linh dương vô tình chọn ngay “tử địa” khi uống nước, cái kết khiến ai cũng bất ngờ
Vì sao Trư Bát Giới nuốt chửng nhân sâm quả không nhai? Sự thật bất ngờ sau hành động tưởng chừng ngốc nghếch