Ai là người đầu tiên khám phá ra tinh trùng?
Người đàn ông Mỹ vô tình ghi được hình ảnh được cho là UFO / Chụp ảnh cho con gái trên bãi cỏ, người cha giật mình khi phát hiện bóng người trắng bí ẩn ngay phía sau, hơn 50 năm vẫn không ai lý giải nổi
Vi khuẩn - Sinh vật sống đầu tiên trên Trái Đất
Vi khuẩn (đôi khi còn được gọi là vi trùng) đã xuất hiện từ rất lâu trên Trái Đất. Theo Britanica, có nhiều quan điểm xác đáng cho rằng vi khuẩn có từ khoảng 3,5 tỷ năm trước, vào Thời kỳ Tiền Cambri. Năm 2017, Livescience dẫn thông tin về tập hợp các hóa thạch dạng sợi ở Australia. Nhóm nghiên cứu cho rằng đây là phần còn lại của tấm thảm vi khuẩn có thể hấp thụ năng lượng Mặt trời cách, chúng có niên đại tồn tại khoảng 3,5 tỷ năm.
Bằng chứng cho sự sống lâu đời nhất của thế giới là các loại đá ở Greenland – tổ hợp được cho là chứa các hóa thạch của vi khuẩn 3,7 tỷ năm tuổi, tạo thành cấu trúc đa tầng, hay còn gọi là đá stromatolite.
Kích thước của hầu hết vi khuẩn đều rất nhỏ, chỉ khoảng 0.5-5.0 μm. Tổ tiên của vi khuẩn là những sinh vật đơn bào và nhanh chóng tồn tại ở gần hết các bề mặt. Đây là nhóm hiện diện đông nhất trong sinh giới. Môi trường tồn tại của chúng có thể là đất, nước, chất thải phóng xạ, suối nước nóng hay ngay trong các bộ phận của con người.
Vi khuẩn là sinh vật sống đầu tiên trên Trái Đất. Ảnh: NIAID.
Nhà vi trùng học mở ra trang sử mới
Nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu và mô tả về vi khuẩn là Anton van Leeuwenhoek (1632-1723). Cũng nhờ đó, ông trở thành người đầu tiên trên thế giới quan sát thấy tinh trùng.
Khi còn trẻ, Anton van Leeuwenhoek sớm mồ côi cha. Sau đó, mẹ ông kết hôn với họa sĩ Jacob Jansz Molijn. Khi cha dượng qua đời năm 1648, Anton được gửi đến Amsterdam (Anh) để giúp việc cho một người bán vải.
Năm 20 tuổi, ông trở về quê nhà tại thành phố Deft và tự mở một cửa hiệu may riêng. Đến năm 1660, khi công việc ổn định và có chỗ đứng trong ngành dệt may, Anton bắt đầu dành thời gian quan sát những chi tiết nhỏ nhất của các tấm vải để đánh giá chất lượng.
Cũng nhờ điều này, Anton van Leeuwenhoek phát hiện ra sinh vật sống đặc biệt nhất trên Trái Đất. Ở các nghiên cứu của mình, ông miêu tả vi khuẩn là những sinh vật tròn kỳ lạ.
Anton van Leeuwenhoek (1632-1723). Ảnh: Wikimedia.
Năm 1668, trong chuyến công tác tới Anh, ông mua những chiếc kính lúp và tự chế tạo ra chiếc kính hiển vi thô sơ đầu tiên. Sự tò mò của thế giới sinh động ẩn chứa bên trong những bề mặt vật chất đã khiến Anton tình cờ phát hiện ra vi khuẩn.
Leeuwenhoek chế tạo kính hiển vi bao gồm duy nhất một thấu kính với tiêu cự ngắn. Đây là loại cấu trúc được ưa chuộng hơn cả so với các loại kính hiển vi ghép ở thời đó. Các nghiên cứu của Leeuwenhoek không tuân theo một quy trình khoa học chính thức nào nhưng khả năng quan sát cẩn thận, tỉ mỉ của ông đã khiến cha đẻ của ngành vi sinh vật học tìm ra những điều lý thú.
Phát hiện ra tinh trùng là thành tựu quan trọng nhất
Năm 1674, lần đầu tiên ông quan sát thấy động vật nguyên sinh, vài năm sau đó là vi khuẩn. Anton lấy các mẫu quan sát từ mọi thứ có thể ở cuộc sống xung quanh như nước mưa, nước giếng, nước dãi trong miệng của con người. Ở mỗi môi trường, Anton đều tính kính thước của từng loại vi sinh vật mà ông quan sát thấy.
Thế giới sống sau lớp kính hiển vi đơn giản có hấp lực mạnh mẽ với người đàn ông đến từ Hà Lan. Năm 1677, lần đầu tiên ông mô tả về tinh trùng từ các mẫu quan sát của côn trùng, chó và một người đàn ông.
Leeuwenhoek ghi lại những hình ảnh đầu tiên khi quan sát về tinh trùng của thỏ (số 1-4) và chó (số 5-8). Ảnh: Wikimedia.
Gizmodo miêu tả hoàn cảnh Anton phát hiện ra hạt nhân giúp duy trì giống nòi của loài người. Đó là một buổi sáng sau khi ân ái với vợ, người đàn ông lập tức tìm chiếc kính hiển vi quen thuộc và lần tìm những sự sống trong giọt tinh dịch.
Trong bức thư gửi Viện Hoàng gia Anh, Anton miêu tả tinh trùng là “những con thú nhỏ xíu”. “Chúng sở hữu một cái đầu bẹt và cái đuôi dài gần như trong suốt. Chúng di chuyển như một con rắn, con lươn bơi trong nước”. Với thương gia người Hà Lan, phát hiện ra tinh trùng là thành tựu quan trọng nhất trong sự nghiệp khám phá thế giới vi mô của mình.
Nhờ có chiếc kính hiển vi tự chế, Anton van Leeuwenhoek còn là người đầu tiên quan sát quá trình sinh sản của loài kiến, giai đoạn ấu trùng tách lớp màng kén, sinh trưởng thành kiến con. Chính vì vậy, Anton van Leeuwenhoek được coi là người đặt nền móng cho giải phẫu thực vật, chuyên gia về sinh sản ở động vật. Ông còn phát hiện ra các tế bào máu và loài giun tròn siêu nhỏ, đồng thời nghiên cứu về cấu trúc của gỗ và các tinh thể.
Tuy nhiên, phương pháp chế tạo kính hiển vi của Anton van Leeuwenhoek là một bí ẩn mà ông không hề tiết lộ cho ai biết. Trong suốt cuộc đời của mình, ông đã tạo hơn 500 ống kính, hầu hết đều rất nhỏ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán