Alexander Đại đế: Tiểu sử và bí mật về truyền nhân chiến thần Asin
Cái chết bí ẩn của nhà thiên tài quân sự Alexander Đại đế / Người cha chưa từng kể của Alexander đại đế
Alexander Đại đế - Truyền nhân của chiến binh Asin (Nguồn: Bettmann)
Alexander là ai mà được Hội đồng Khoa học Hoàng gia Anh xét phong là 1 trong 10 vị tướng tài giỏi nhất thế giới, và được nhân loại tôn sùng như một vi thần?
Để có thể viết nên những trang sử hào hùng, (356 TCN – 323 TCN) từ khi sinh ra đã mang trong mình dòng máu của một chiến binh kỳ tài khi là con trai của Hoàng đế Philip II – người đã định hình và xây dựng nên vương quốc Macedonia – và Hoàng hậu Olympias. Philip II nổi tiếng là một nhà cầm binh kỳ tài thông qua việc cải tổ quân đội Macedonia thành một đội quân tinh nhuệ và cũng là vua của các vị vua khi chinh phục các thành bang Hy Lạp.
Vua Philip II và Hoàng hậu Olympias tạo nền tảng vững chắc cho Alexander. (Nguồn: Internet)
Từ những ngày đầu tiên đến với cuộc đời, Alexander luôn được người mẹ của mình là Hoàng hậu Olympias khuyến khích tin tưởng bản thân chính là hậu duệ của Asin – chiến binh vĩ đại nhất của Hy Lạp. Do đó, ngay từ khi còn nhỏ, ông đã được nuôi dưỡng trong môi trường lý tưởng để có thể khám phá và phát huy hết tất cả tố chất cần thiết của một người cầm binh. Đặc biệt, 2 người thầy có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc đời của ông là triết gia Aristotle và vua cha Hoàng đế Philip II.
Trong khi Hoàng đế Philip II và Hoàng hậu Olympias là người đã đặt những viên gạch đầu tiên tạo nên nền tảng vững chắc để thúc đẩy Alexander đệ tam, thì vợ của ông là nhân tố góp phần củng cố tầm ảnh hưởng lớn mạnh của ông, người đó chính là Hoàng hậu Roxana – con gái của vua Oxyartes xứ Bactria.
Tuy đây là một cuộc hôn nhân mang màu sắc chính trị nhằm tăng cường quyền lực của Vua Alexander tại các khu vực châu Á sau khi ông giành được, Roxana đã chinh phục vị đại đế này bằng vẻ đẹp trí tuệ và nét quyến rũ lạ thường của mình. Trong suốt quá trình chinh chiến, Roxana luôn sát cánh và trở thành một người phò tá trung thành của chồng mình. Bà cũng đã hạ sinh cho hoàng đế một bé trai đặt tên là Alexander, tuy nhiên cả hai đều bị sát hại sau sự qua đời của Vua Alexander cũng như mất đi sự hậu thuẫn từ Hoàng hậu Olympias.
Hãy cùng nhìn lại những dấu mốc lịch sử Alexander Đại đế - bằng chứng rõ ràng nhất cho một vị đại đế huyền thoại.
Năm 336 TCN, Alexander chính thức trở thành vua của Macedonia sau khi vua cha qua đời do bị sát hại.
Sau khi có cuộc hôn nhân chính trị với Roxana năm 327 TCN, Hoàng đế Alexander Đại đế hành quân tới Ấn Độ và thắng trận River Hydaspes trước Porus năm 326 TCN. Năm 321 TCN, trải qua 12 ngày trong đau đớn tột cùng, ông qua đời tại Babylon.
2. Alexander Đại đế - Truyền nhân của Asin?Bắt đầu từ giây phút Alexander đến với thế gian này, mẹ ông – Hoàng hậu Olympias – đã tin rằng con trai mình chính là hậu duệ của Asin – chiến binh vĩ đại nhất của Hy Lạp, và mang trên vai sứ mệnh cao cả. Niềm tin này hoàn toàn có cơ sở, khi những người Macedonia ở thế kỉ thứ 4 tin rằng những anh hùng trong thần thoại Hy Lạp đều là người phàm. Hơn nữa, gia đình Hoàng hậu Olympias tự nhận là hậu duệ của Molossus – được cho là cháu của Asin. Chính vì thế, ngay từ nhỏ, ông đã được dạy rằng dòng máu chiến binh Asin đang chảy trong cơ thể mình.
Alexander Đại đế có phải truyền nhân của chiến binh Asin? (Nguồn: Internet)
Niềm tin về mối quan hệ giữa Alexander đệ tam và chiến binh Asin đã thấm nhuần trong tư tưởng vị đại đế tương lai này và càng trở nên mạnh mẽ khi cả cha mẹ ông đều luôn cố gắng củng cố bằng cách lồng ghép điều này vào trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế, ông luôn cảm thấy điểm tương đồng giữa mình và Asin, và nuôi dưỡng khát khao trở thành một chiến binh kiệt xuất.
Theo nhà tiểu sử học Plutarch, Vua Alexander Đại đế đã thể hiện tình cảm đặc biệt của mình đối với Asin khi đến thăm tàn tích thành Troy trước khi bắt đầu cuộc chinh chiến Ba Tư. Một số sử gia cổ đại khác cũng chỉ ra việc vị đại đế này mô phỏng theo Asin, cụ thể là cách ông trừng phạt kẻ thù của mình là Betis giống như cách Asin trừng phạt Hector.
Alexander Đại đế và chiến binh vĩ đại Hy Lạp có những điểm tương đồng đến kỳ lạ không chỉ trong hành động mà cả về cuộc đời và tính cách. Cả hai đều là những chàng hoàng tử được nuôi dưỡng và giáo dục bởi những vị triết gia nổi tiếng nhất thời đại. Thậm chí, cả hai đều thể hiện ham muốn chiến đấu hết mình, và trở thành những người chinh phục trẻ tuổi dẫn dắt quân Hy Lạp chống lại nền văn minh phương Đông.
Những điểm giống nhau đến lạ thường giữa ông và Asin khiến dư luận chia làm hai luồng ý kiến: "Alexander Đại đế chính là truyền nhân của Asin" và "Alexander Đại đế chỉ đang thần tượng hóa Asin trong cuộc đời mình". Vấn đề này hoàn toàn không thể xác thực một cách chính xác và rõ ràng, tuy nhiên, với tài năng và thành tựu mà vị vua Macedonia thể hiện đã giúp ông trở thành một vị thần trong tư tưởng những người Hy Lạp cổ đại.
3. Cái chết bí ẩn của Alexander Đại đế
Theo các ghi chép lịch sử, sau khi Alexander Đại đế qua đời vào năm 323 TCN tại Babylon, thi thể của ông không hề có dấu hiệu phân hủy trong suốt 6 ngày đầu. Điều kỳ lạ này làm người Hy Lạp cổ đại thêm tin vào giả thuyết rằng cựu vua Macedonia không phải người bình thường mà chính là một vị thần.
Vốn là một người có sức khỏe phi thường, chinh chiến trên mọi mặt trận, nhưng đại đế lại qua đời một cách bí ẩn sau khi trải qua 12 ngày đau khổ tột cùng. Các nhà sử học và khoa học đưa ra nhiều giả thuyết cho nguyên nhân cái chết của ông như sốt rét, thương hàn, ngộ độc rượu cho đến bị hạ độc.
Cái chết bí ẩn của Alexander Đại Đế (Nguồn: Universal History Archive)
Dựa vào thông tin từ các ghi chép lịch sử, cũng như thông tin được cung cấp bởi các nhà nghiên cứu, Tiến sĩ Kinda Hall thuộc trường Y khoa Dunedin (Đại học Otago, New Zealand) cho rằng rất có thể Alexander Đại đế mắc chứng rối loạn thần kinh Guillain-Barré Syference (GBS) – một dạng rối loạn tự miễn dịch hiếm gặp – khiến ông bị tê liệt toàn thân trong nhiều ngày.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Leo Schep thuộc Trung tâm nghiên cứu Độc dược Quốc gia New Zealand lại cho rằng đại đế đã uống phải rượu độc được chiết xuất từ cây lê lư trắng – một loại thực vật sẽ chuyển thành một chất cực độc sau khi được lên men và được người Hy Lạp sử dụng rộng rãi như một loại thảo mộc để chữa bệnh.
Cái chết bí ẩn của Vua Alexander Đại đế luôn là một đề tài hóc búa đối với các nhà nghiên cứu, và hiện bức màn sự thật về vấn đề này vẫn chưa được vén lên mặc dù có rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra. Nguyên nhân một phần là do bằng chứng cụ thể và ghi chép lịch sử về những biểu hiện lúc lâm chung của đại đế không đầy đủ, cùng với sự mất tích bí ẩn của xác ướp Alexander Đại đế thế kỷ thứ III hoặc thứ IV sau Công nguyên bất chấp mọi sự tìm kiếm cho tới thời điểm hiện tại.
4. Bí ẩn chưa có lời giải về lăng mộ của Đại đếBên cạnh cái chết bí ẩn, vị trí của lăng mộ Alexander Đại đế cũng là một "bài toán hóc búa" vẫn chưa có lời giải đối với các nhà khảo cổ thế giới. Sau khi qua đời, thi thể của ông được chôn cất tại Memphis (Ai Cập) trước khi được chuyển đến Alexandria. Theo Ancient Origins, sau khi lệnh cấm thờ phụng ngoại giáo được ban ra bởi Hoàng đế La Mã Theodosius vào năm 392 sau Công Nguyên, thi thể của Alexander Đại đế đã biến mất.
Quan tài Alexander Đặt tại Bảo tàng khảo cổ học Istanbul (Nguồn: Internet)
Sau nhiều thập kỷ, các nhà khảo cổ đã khám phá khắp Memphis, Alexandria cùng một số địa điểm khả thi tại Ai Cập, nhưng các dấu vết về lăng tẩm của vị vua lừng danh này vẫn không được tìm thấy. Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra để lý giải về sự biến mất không dấu vết này như lăng mộ ông không nằm trên mặt đất nên không thể tìm thấy, hoặc nó đã bị đẩy ra biển do tác động của địa chất và động đất, sóng thần.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dựa theo phong tục người Hy Lạp cổ, đó là nhà vua sẽ được chôn cất tại trung tâm thành phố nơi ông ấy đã gây dựng nên, vì thế rất có thể thi hài của vua Alexander Đại đế được chôn cất tại nơi giao nhau của 2 đường phố.
Công cuộc tìm kiếm tưởng như mò kim đáy bể có thêm động lực khi mộ của Hoàng đế Philip II – cha của Alexander – được tìm thấy vào cuối thế kỉ XX bởi nhà khảo cổ học chuyên nghiên cứu về lịch sử Macedonia cổ đại, Andronikos. Bên cạnh châu báu, ngôi mộ còn có sự hiện diện của 5 bức tượng gia quyến của vua Philip II: Philip II, vợ của ông, con trai Alexander và phụ mẫu của Philip II.
Mộ Philip II được tìm thấy - Tia sáng cho hành trình tìm kiếm mộ vua Alexander (Nguồn: Sarah Murray)
Phát hiện này được xem là vĩ đại nhất của ngành khảo cổ trong thế kỉ XX, nhưng những bí ẩn xung quanh lăng mộ Alexander Đại đế vẫn là một thử thách khó khăn và huyền bí. Cuộc tìm kiếm manh mối về lăng mộ của vị tướng kỳ tài này vẫn đang diễn ra, với hy vọng có thể giải đáp được một trong những bí ẩn lớn nhất thế giới.
5. Một trong số người có ảnh hưởng nhất thế giớiKhông phải bỗng nhiên Alexander Đại đế được xét phong là 1 trong 10 vị tướng tài giỏi nhất thế giới bởi Hội đồng Khoa học Hoàng gia Anh. Trong suốt 12 năm trị vì, vị đại đế này đã chinh phục được gần như toàn bộ lãnh thổ thế giới mà ông biết tới, và để lại cho nhân loại sau này nhiều thành tựu có tầm ảnh hưởng to lớn về nhiều mặt trận như kinh tế, văn hóa hay chính trị.
Tượng Alexander Đại đế tại Skopje, Macedonia (Nguồn: Internet)
Triều đại ngắn ngủi của Alexander Đại đế đánh dấu cho một thời điểm quyết định trong lịch sử châu Á và châu Âu. Bất kì địa điểm, lãnh thổ nào có dấu chân ông đều được truyền bá thương mại và văn hóa của người Hy Lạp – đánh dấu sự khởi đầu cho một Kỷ nguyên Hy Lạp. Với lãnh thổ rộng lớn trải dài từ vùng Địa Trung Hải đến Ấn Độ được chinh phục bởi ông, sự giao thoa văn hóa diễn ra và tạo nên một nền văn minh chung và tiếng Hy Lạp Koine được sử dụng như một loại ngôn ngữ chung.
Không chỉ mở rộng phạm vi của nền văn hóa Hy Lạp, thời kỳ của Alexander Đại đế còn là cánh cửa cho sự hội nhập kinh tế. Cụ thể, các thành phố với tên gọi Alexandria được thành lập bởi Alexander Đại đế nằm trên các tuyến đường thương mại, qua đó giúp tăng lưu lượng trao đổi hàng hóa giữa phương Tây và phương Đông.
Đặc biệt, di sản lớn nhất mà cựu vua Macedonia để lại cho thế hệ tương lai chính là những bài học dụng binh và chiến thuật quân sự trên chiến trường của ông. Với chiến công "bách chiến bách thắng" trong suốt cuộc đời của mình, các chiến thuật của ông như tận dụng thời cơ, biến thử thách thành cơ hội hay tổng lực tấn công vào mũi nhọn kẻ thù,…không chỉ là đề tài khai thác thú vị tại các trường quân sự mà còn là "cuốn sách gối đầu" của nhiều vị tướng lĩnh.
6. Điều gì khiến Alexander Đại đế vĩ đạiĐược người Hy Lạp cổ đại tôn sùng như một vị thần, và được nhân loại biết tới như một nhà quân sự tài ba nhất thế giới, vậy điều gì đã giúp Hoàng đế Alexander Đại đế trở thành hình mẫu vĩ đại như vậy? Có rất nhiều giả thuyết được đặt ra để trả lời cho câu hỏi trên, tuy nhiên, có 2 yếu tố cơ bản và quan trọng mang tầm ảnh hưởng lớn tới cuộc đời của ông: triết gia Aristotle và vua cha Hoàng đế Philip II là người trực tiếp chỉ dạy và thành tích "bách chiến bách thắng" khó tin của ông.
6.1. Học trò của triết gia Aristotle và vua cha Hoàng đế Philip IIĐược sinh ra với niềm tin là hậu duệ của thần, Alexander được vua Philip II và Hoàng hậu Olympias tạo điều kiện tốt nhất để ông có thể khai thác triệt để tiềm lực của bản thân. Việc trở thành học trò của triết gia Aristotle và vua cha Hoàng đế Philip II là yếu tố quan trọng giúp Alexander trở thành một con người kiệt xuất sau này.
Năm Alexander 13 tuổi, vua cha đã sắp xếp triết gia nổi tiếng Aristotle dạy kèm cho ông nhằm đem đến cho con trai mình một nền giáo dục toàn diện và nghiêm ngặt. Aristotle nổi tiếng là nhà thông thái bậc nhất thời đó và là một trong ba người đặt nền tảng cho triết học và khoa học của phương Tây. Không chỉ giúp tiết chế sự bồng bột vốn có của một cậu thiếu niên 13 tuổi, ông còn truyền dạy cho Alexander những tinh hoa bậc nhất thời bấy giờ trên mọi phương diện, từ hùng biện, văn học tới khoa học và triết học.
Triết gia triết gia Aristotle là người trực tiếp giảng dạy Alexander (Nguồn: Internet)
Bồi dưỡng kiến thức văn hóa vẫn chưa đủ đối với một chiến binh, Hoàng đế Philip II bắt đầu rèn luyện quân sự khi Alexander được 16 tuổi thông qua việc để con trai mình cai quản Macedonia trong khi bản thân ra chiến trận. Và đây cũng chính là cơ hội để vị đại đế tương lai bộc lộ tài năng dụng binh của bản thân sau những lần quan sát và phân tích các chiến tích của vua cha. Sau đó, ông cũng học hỏi được cách chinh chiến, bày binh bố trận sau mỗi lần xông pha cùng cha.
6.2. Bách chiến bách thắngSau khi vua Philip II bị sát hại, Alexander lên ngôi tiếp quản Macedonia khi mới tròn 20 tuổi, và từ đây, cuộc đời của một chiến binh vĩ đại chính thức được bắt đầu. Sau khi trả thù cho cha mình, ông vua trẻ thành công trong việc thống nhất các thành bang Hy Lạp.
Một trong những chiến tích huy hoàng nhất của Alexander Đại đế đó là hành trình chấm dứt đế chế Ba Tư cổ đại hùng mạnh từ năm 334 TCN đến 331 TCN. Thừa thắng xông lên, ông tiếp tục chinh phục vùng đất Ấn Độ nhờ những chiến thuật tài tình của mình.
Trong 8 năm chinh chiến, vua Alexander đã in dấu chân trên khắp mọi lãnh thổ mà ông biết và tạo ra một đế chế hùng mạnh và rộng lớn trải dài trên ba châu lục với diện tích lên tới 5 triệu km2. Chiến tích của ông chính là niềm ao ước của nhiều người, kể cả các thiên tài như Caesar hay Napoleon.
Tuy không có bất kì bằng chứng cụ thể nào có thể xác thực việc Alexander Đại đế có phải là truyền nhân của chiến binh Asin trong thần thoại Hy Lạp hay không, nhưng với tài năng và thành tựu ông tạo dựng được trong thời kì của mình cũng như những "di sản" ông để lại cho nhân loại và thế hệ tương lai, Alexander Đại đế đã được không chỉ người Hy Lạp cổ mà còn các thế hệ sau này tôn sùng là một vị thần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ