Andrias davidianus: Loài kỳ nhông khổng lồ, có kích thước bằng một người phụ nữ trưởng thành
Anh hùng giàu nhất Thủy Hử xuất thân hậu duệ của Hoàng đế Hậu Chu, sở hữu 'kim bài miễn tử' là ai? / Loài động vật này ăn thịt người, và nếu nó không bị tuyệt chủng, con người có thể đã biến mất từ lâu!
Kỳ nhông khổng lồ Andrias davidianus là một trong những loài kỳ giông lớn nhất và độc đáo nhất trên thế giới. Loài lưỡng cư này nguồn gốc từ miền Trung và miền Đông Trung Quốc, loài này có thể dài tới 1,8 mét và nặng gần 60 kg. Điều này khiến nó trở thành loài lưỡng cư lớn nhất còn tồn tại trên hành tinh.
Loài kỳ nhông này có một cái đầu lớn, mắt nhỏ, da đen và nhăn nheo. Đây là một trong hai loài còn sinh tồn trong chi Andrias, loài còn lại nhỏ hơn một chút nhưng về tổng thể rất giống nhau, là kỳ nhông khổng lồ Nhật Bản (Andrias japonicus).
Trong lịch sử, kỳ nhông khổng lồ luôn được cho là một loài duy nhất, nhưng nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu đã phân biệt được chúng thành 3 loài riêng biệt từ miền Nam, miền Trung và miền Đông Trung Quốc.
Một trong những loài mới được đặt tên, Andrias sligoi, hay kỳ nhông khổng lồ Nam Trung Quốc, được cho là loài lớn nhất trong ba loài, đạt chiều dài gần 2 mét.
Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc, không giống như nhiều loài lưỡng cư khác, chúng có tuổi thọ cao, một số còn có thể sống lâu hơn người bình thường.
Chúng có thể sống tới 30 năm trong tự nhiên và thậm chí tới 60 năm trong điều kiện nuôi nhốt. Tuổi thọ của kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc hoang dã và nuôi nhốt khác nhau đến từ thức ăn và điều kiện sống của chúng. Trong khi kỳ nhông hoang dã tự bảo vệ mình, nơi chúng có thể bị ốm và chết, đồng thời đối mặt với nhiều mối đe dọa hơn, thì kỳ nhông nuôi nhốt được hưởng lợi từ việc chăm sóc y tế và bảo vệ khỏi những kẻ săn mồi.
Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc ăn côn trùng, ếch nhái, và cá. Nó có thị lực rất kém, vì vậy phụ thuộc vào các đường viền hai bên cơ thể (bướu cảm giác) để cảm nhận các rung động trong môi trường xung quanh.
Trong tự nhiên, những loài lưỡng cư khổng lồ này có thể được tìm thấy ở nhiều môi trường sống khác nhau, bao gồm sông, hồ và hang động. Chúng cũng được biết là sống ở các con sông ngầm. Ở một số vùng của Trung Quốc, chỉ có quần thể dưới lòng đất vẫn tồn tại vì quần thể trên mặt đất ở sông và hồ đã bị đánh bắt quá mức để lấy trứng.
Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc được biết là có thể phát ra âm thanh, như tiếng sủa, rên rỉ, rít lên, hay âm thanh như tiếng khóc. Một vài trong số những tiếng kêu của chúng giống với tiếng khóc của một đứa trẻ, và vì thế nó được biết đến trong tiếng Trung Quốc như như "oa oa ngư", nghĩa là cá trẻ con.
Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc là một loài cực kỳ nguy cấp và được coi là một trong những loài lưỡng cư bị đe dọa nhất thế giới. Điều này là do mất và suy thoái môi trường sống, cũng như khai thác quá mức để làm thuốc và thực phẩm. Trong những năm gần đây, quần thể trong tự nhiên đã bị suy giảm nghiêm trọng và loài này hiện được ước tính có sối lượng ở mức rất thấp bên ngoài tự nhiên.
Mặt khác, có khoảng 2,6 triệu con kỳ nhông khổng lồ đang được nuôi trong các trang trại ở Thiểm Tây, Trung Quốc, vượt xa toàn bộ quần thể hoang dã ước tính dưới 50.000 cá thể. Ở thời điểm hiện tại, các trang trại nuôi kỳ nhông khổng lồ đang phải "vật lộn" để tạo ra những con lai của loài này để phục vụ nhu cầu của thị trường.
Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc là động vật thủy sinh và sinh sống trong các con suối vùng đồi núi đá hay hồ với nước trong. Nó thường được tìm thấy trong bùn hay khe đá sẫm màu dọc theo các bờ sông, hồ, ao, sông và suối trong rừng lá rộng và rừng thông. Nó chủ yếu được tìm thấy trong khu vực đồng rừng ở độ cao từ 100 tới 1.500 m, với độ cao ghi nhận tần suất bắt gặp cao nhất là 300 đến 800 m.
Mặc dù là động vật lưỡng cư sống hoàn toàn dưới nước, nhưng kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc vẫn có một lá phổi, được sử dụng chủ yếu để duy trì khả năng nổi trong nước.
Tuy nhiên, lá phổi này cũng có thể được sử dụng để thở ở trên cạn vì loài này đã được quan sát thấy là nổi lên mặt nước để hít không khí. Điều này khiến loài vật này trở thành một trong số ít loài kỳ nhông có thể thở bằng cả da và phổi, cho phép chúng phát triển mạnh trong cả môi trường dưới nước và trên cạn.
Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc có đôi mắt nhỏ đến mức gần như vô hình trên đầu, và thị lực của chúng cũng rất kém. Tuy nhiên, để bù đắp cho thị lực kém, chúng lại sở hữu những đường viền ở hai bên cơ thể, giúp chúng có thể định vị cá trong nước.
Ngoài ra, kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc được coi là "hóa thạch sống" và hầu như không thay đổi hình dạng trong hàng triệu năm, khiến nó trở thành loài quan trọng để tìm hiểu quá trình tiến hóa của động vật lưỡng cư.
Tại Trung Quốc, chính phủ đã thành lập các khu bảo tồn và cấm thu hoạch và buôn bán các cá thể hoang dã. Ngoài ra, các chương trình nhân giống và thả phóng sinh đã được bắt đầu để giúp tăng dân số loài này trong tự nhiên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?
CLIP: Chó sói thoát chết ngoạn mục khi bị bầy chó nhà bao vây cắn xé