Ảnh đẹp: Hổ, báo, sói... nô đùa trên tuyết trắng
Ám ảnh gương mặt động vật bị đối xử vô nhân đạo / Loài vật động vật có khẩu vị “nặng" nhất Trái đất: Chỉ ăn đá và thải cát mà con nào cũng béo múp
Trong một chuyến dã ngoại kết hợp thu thập tư liệu, nữ nhiếp ảnh gia Maher đã chụp những bức hình động vật ở 5 khu vực bảo tồn động vật hoang dã ở New York.
Julie Larsen Maher là một nhiếp ảnh gia thành viên của Hiệp hội Bảo tồn Cuộc sống hoang dã (WCS). Cô là nữ nhiếp ảnh gia đầu tiên của hiệp hội này, kể từ khi thành lập vào năm 1895. Dan Rosen là thư ký tòa soạn của WCS, phụ trách chương trình số hóa.
Cô đã có chuyến khám phá 5 khu vực bảo tồn động vật hoang dã ở New York, gồm: Vườn thú Bronx, Công viên Trung tâm, Khu thủy sinh dưới nước, Vườn thú Prospect và Nữ hoàng.
Cuộc sống hoang dã vào mùa đông mang lại những khung cảnh đẹp nhất. Đó là khi nhiệt độ hạ thấp, tuyết bắt đầu rơi.
Những loại thú lớn thuộc họ mèo như hổ Amur và báo tuyết thích nghi tốt với thời tiết lạnh. Chúng là những chuyên gia sinh tồn trong mùa đông, với lớp da có thể trở nên dày hơn, lông rậm rạp hơn theo mùa. Những bàn chân được bao phủ một lớp tưa giúp chúng đi lại chắc chắn trên tuyết.
Cú tuyết và gà lôi Reeve là những loài thích nghi tốt với cả thời tiết nóng và lạnh. Bộ lông vũ dày giúp cách ly cơ thể chúng với sự khắc nghiệt của điều kiện môi trường.
Các loài lông vũ như vịt, ngỗng hay thiên nga khoác lên mình bộ lông rậm rạp nhất suốt những tháng mùa đông. Các loài chim khác hãnh diện với bộ lông trắng hòa mình với màu của thiên nhiên mùa đông, có vai trò như tấm vải ngụy trang.
Gấu và chó sói đồng cỏ chơi đùa trên những bông tuyết tinh khiết.
Mục đích hoạt động của WCS là thiết lập những không gian rộng lớn nhất trong thế giới hoang dã, tập trung vào 15 khu vực được ưu tiên, chiếm tới 50% loài thuộc danh sách đa dạng sinh học trên thế giới.
Nhiều loài hiện diện ở nhiều nơi trên trái đất được đưa về công viên hoang dã của WCS, ở New York, nơi chúng sẽ sống quanh năm, kể cả mùa đông.
Có điều gì đó vi diệu ở báo tuyết. Nhà bảo tồn môi trường lừng danh của WCS – George Schaller có viết trong tác phẩm của mình – cuốn “Những hòn đá câm lặng – khi ông này mô tả cuộc chạm trán đáng nhớ trên một ngọn đồi ở Pakistan hồi thập niên 1970. Trong chuyến điền dã, ông ta đột ngột phát hiện một con mèo lớn cách chỗ mình khoảng 150 feet. “Tuyết phủ lên khắp đầu và vai của con vật. Nó dường như bất động, im lặng và tưởng như không để ý đến mọi thứ xung quanh. Những gợn mây cuộn quanh thân thể con báo, khiến nó trông như một bóng ma, vừa hư, vừa thực”.
Dưới đây là chùm ảnh những động vật hoang dã vui đùa trong tuyết:
Báo tuyết |
Một chú cú trắng muốt đắm chìm trong tuyết. |
Hai chú gấu xám chơi đùa trong thảm tuyết trắng. |
Một chú sếu nhìn "xa xăm". |
Hổ Amur |
Những chú khỉ ngâm mình trong làn nước. |
Sư tử châu Phi. |
Chó sói đồng cỏ Bắc Mỹ. |
Gấu trúc đỏ. |
Gà lôi đỏ với chiếc đuôi tuyệt đẹp. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách