Bà lão cứu vật, vật trả ơn
Cung nữ thủ lăng cổ đại hầu hạ Hoàng đế đã qua đời như thế nào? Thà chọn tuẫn táng còn hơn / Sau khi cướp ngôi, vì sao Chu Đệ giết toàn bộ các phi tần trong hậu cung?
Câu chuyện dưới đây là một ví dụ cảm động về mối quan hệ báo đáp, có qua có lại giữa người và động vật hoang dã.
Chuyện kể rằng, có một bà lão cô đơn sống tại ngôi làng hẻo lánh, gần như thiếu thốn đủ thứ trang thiết bị cho cuộc sống. Ở cái vùng đất lạnh lẽo này, người dân địa phương thường phải sưởi ấm căn nhà của mình bằng củi gỗ được thu hoạch từ trước. Nữ chính anh hùng của câu chuyện cũng không nằm ngoài hoạt động thường nhật đó, vẫn giữ được thói quen hàng ngày vào rừng nhặt củi để nhóm lửa.
Hôm đó, trong chuyến đi vào rừng để nhặt củi, bà cụ bỗng nhiên nghe thấy có âm thanh giống như tiếng khóc thoang thoảng ở bên tai. Với bản tính cẩn thận của người cao tuổi, tiếng khóc khiến cụ liên tưởng đến những đứa trẻ ở trong làng. Điều này làm cụ cảm thấy vô cùng lo lắng và quyết tâm sẽ tìm ra bằng được nguồn gốc của những âm thanh đó.
Không mất nhiều thời gian để bà lão tìm thấy nguyên nhân của tiếng khóc, tuy nhiên những gì nhìn thấy ở trước mắt còn khiến bà cảm thấy bất ngờ nhiều hơn.
Thì ra, một chú sói con tội nghiệp đang ra sức cầu cứu khi mà đôi bàn chân đang bị mắc kẹt trong bẫy của những người thợ săn.
Mặc dù trước mắt chỉ là một loài động vật ăn thịt hoang dã, nguy hiểm, nhưng điều đó cũng không thể ngăn bà cụ - với trái tim ấm áp, ra tay cứu giúp nó. Dường như chó sói con này đã bị lạc mất gia đình của mình, do đó khi được thả tự do nó đã cảm thấy quá bơ vơ và lạc lõng trong khu rừng to lớn. Điều duy nhất nó cảm thấy lúc này là tấm lòng tốt chân thành của một con người xa lạ nên đã bất chấp tất cả mọi rủi ro để lẽo đẽo theo sau bà cụ.
Người xưa đã có câu "đã giúp thì giúp cho trót", theo lẽ đó, một lần nữa bà cụ tốt bụng lại mở lòng một lần nữa để cưu mang sinh vật tội nghiệp. Không những bà tự mình băng bó vết thương ở chân cho con sói, mà sau đó còn ân cần chăm sóc, cung cấp thức ăn đầy đủ cho nó.
Bằng tình yêu thương chân thành, sau 2 tháng chăm sóc, chú chó sói đã bình phục hoàn toàn trở lại. Quãng thời gian không lâu nhưng đủ dài để hai sinh vật khác loài trở nên gắn kết với nhau.Tuy nhiên, bà cụ với sự từng trải của bản thân hiểu rằng nơi mà con sói có thể phát triển tốt nhất chỉ có thể là trong rừng rậm. Bởi lẽ vậy, bà đã đưa nó đến nơi lần đầu tiên hai người gặp nhau để trả lại tự do cho nó.
Bẵng đi sau đó hai năm, vào một ngày đẹp trời, công cuộc nhặt củi sưởi ấm của bà cụ lại tiếp diễn. Không hiểu vì bất cẩn thế nào mà bà lão bị vấp ngã và bất tỉnh giữa rừng sâu. Đến khi mở mắt ra, thật bất ngờ bà lão đang được một con chó lớn ôm ấp, sưởi ấm và xung quanh là những con chó con đang tụ tập.
Sau khi nhận ra chúng không phải chó thường mà là chó sói, bà lão đã vô cùng hoảng sợ và phải hét toáng lên để cầu cứu. Tuy nhiên, hình ảnh con chó sói to lớn bước đi tập tễnh đã gợi nhớ đến những kí ức đã qua của bà. Lúc này bà lão mới nhận ra con sói đó chính là sinh vật mình từng cứu giúp trong quá khứ. Mặc dù trải qua bao nhiêu thời gian, nhưng nó vẫn nhớ đến ân nghĩa ngày nào được nhận để rồi quay trở về báo đáp. Nếu không có sự xuất hiện của con sói, có lẽ bà cụ đã không thể nào sống sót khỏi cái lạnh cóng trong khu rừng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Top 10 loài chim quý hiếm với tên gọi và tiếng kêu độc lạ nhất Việt Nam: 'Bắt cô trói cột', 'khát nước'…
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát