Càn Long trường thọ như vậy, có 17 người con trai, tại sao lại chỉ có 2 người có tư cách cạnh tranh ngôi vị hoàng đế?
Không một bóng người ở Tử Cấm Thành sau 5 giờ chiều và bí mật rùng rợn ít người biết đến / Vén màn lý do khiến hoạn quan thời nhà Đường kiêu ngạo, hống hách, dám đấu đá với quan đại thần
Là vị hoàng đế có thời gian cầm quyền dài nhất, cũng là vị hoàng đế trường thọ nhất trong lịch sử Trung Quốc. Càn Long cầm quyền 63 năm, thọ 89 tuổi, việc số người con trai của ông vượt qua tất cả các vị hoàng đế khác dường như trở thành điều không còn nghi ngờ gì nữa.
(Ảnh minh họa)
Thế nhưng trên thực tế, Tống Huy Tông trị vì 28 năm, sinh được 80 người con. Đường Huyền Tông trị vì 44 năm, sinh được 59 người con. Khang Hy trị vì 61 năm, sinh được 55 người con. Minh Thái Tổ trị vì 31 năm, sinh được 44 người con. Đường Thái Tông trị vì 23 năm, sinh được 35 người con (tất cả đều đã bao gồm cả nam và nữ).
Còn Càn Long sau cùng chỉ có tổng cộng 27 người con, có lẽ không thể lọt vào “top 10 bảng xếp hạng đông con” so với các vị hoàng đế khác, trong 27 người con đó, có 17 hoàng tử và 10 công chúa. Tuy rằng không nhiều nhưng có lẽ vẫn theo thường lệ sẽ xảy ra cuộc tranh giành hoàng quyền vô cùng gay gắt. Thực tế hoàn toàn ngược lại, trong số 17 người con trai đó, số người có tư cách tranh giành lại chỉ có 2 người, đó là Thập Nhất hoàng tử Vĩnh Tinh và Thập Ngũ hoàng tử Vĩnh Diễm.
(Ảnh minh họa)
Tại sao lại như vậy?
Sau khi Càn Long và chính thất Phú Sát Hoàng Hậu chào đón sự ra đời của con trai đích tôn là Vĩnh Liễn đã định lập cậu làm Thái tử. Năm 1736, khi Càn Long đăng cơ, Vĩnh Liễn mới 6 tuổi đã được Càn Long bí mật quyết định lập làm trữ quân, lập trữ thánh chỉ đặt ở phía sau tấm biển “Chính đại quang minh” (tấm biển treo phía trên ngai vàng trong triều điện), hiển nhiên rằng Càn Long đã quyết định người kế nghiệp mình là Vĩnh Liễn.
(Ảnh minh họa)
Không may vào năm Càn Long thứ 3 thì Vĩnh Liễn đã qua đời, Càn Long bị đả kích trầm trọng nhưng cũng không hề phẫn uất số phận. Năm Càn Long thứ 11, Phú Sát Hoàng Hậu lại tiếp tục hạ sinh Thất hoàng tử là Vĩnh Tông, Càn Long chẳng nghĩ ngợi gì đã lập tức lập cậu làm Thái tử. Kết quả đến năm Càn Long thứ 12 thì Vĩnh Tông cũng chết yểu.
Cả hai lần đã viết tên trữ quân vào thánh chỉ nhưng cả hai người con trai mà ông đặt hy vọng đều qua đời trước ông. Không thể truyền ngôi cho đích trưởng tử là điều tiếc nuối nhất trong cuộc đời của Càn Long.
(Ảnh minh họa)
Những năm cuối đời của Càn Long, cuộc tranh giành hoàng quyền giữa các hoàng tử không hề kịch liệt, nguyên nhân có lẽ có 2 điểm chính. Thứ nhất, Càn Long sống thọ tới 89 tuổi, đa số các hoàng tử đã không sống thọ bằng ông. Mặt khác, sau khi Phú Sát Hoàng Hậu ốm bệnh qua đời, tuy Càn Long tiếp tục lập Hoàng hậu khác nhưng đã chẳng còn con trai đích tôn chính hiệu, Càn Long dường như khá coi trọng con của chính thất và vợ lẽ (phi tần khác), thế nên những người con trai của các phi tần khác về cơ bản đều bị ông loại ngay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Top 10 loài chim quý hiếm với tên gọi và tiếng kêu độc lạ nhất Việt Nam: 'Bắt cô trói cột', 'khát nước'…
Loại ‘gỗ nhân tạo’ bền hơn thép gấp 5 lần: Vật liệu thế hệ mới được nhà sản xuất hàng đầu thế giới sử dụng