Ba tiểu hành tinh ‘rủ nhau’ bay sát Trái Đất ngày 10/11
SỐC: Sao trẻ di chuyển với tốc độ 1 triệu mét/s trong vũ trụ / Tìm thấy ngôi sao ‘cao tuổi’ nhất vũ trụ
Các nhà khoa học dự đoán khối đá vũ trụ to nhất trong số đó là khối mang ký hiệu 2018 VR1, rộng chừng 30 mét, to bằng một con cá voi xanh.
Thật không may, bạn không thể quan sát hiện tượng hiếm gặp này bằng thiết bị thông thường vì kích cỡ của chúng quá nhỏ.
Đầu tiên, tiểu hành tinh 2018 VS1 - do Phòng thí nghiệm động cơ đẩy phản lực của NASA tại California giám sát – dự kiến sẽ bay sượt hành tinh của chúng ta ở khoảng cách 1.386.771km vào lúc 14h03 GMT ngày 10/11 (tức 21h03 tại Việt Nam). Thiên thạch này rộng chừng 13 – 28 mét và không có nguy cơ đâm vào Trái đất.
Tiếp đến, 16 phút sau đó, khối đá lớn nhất trong bộ ba tiểu hành tinh là 2018 VR1 tiếp tục áp sát Trái Đất. Quỹ đạo bay của 2018 VR1 cách quỹ đạo Trái Đất khoảng 5.000.000km.
Vụ tiếp cận cuối cùng và cũng là gần nhất trong ngày 10/11 là tiểu hành tinh VX1 vào lúc 18h21 GMT ngày 10/11 (tức 1h21 ngày 11/11 tại Việt Nam). VX1 bay qua hành tinh của chúng ta ở khoảng cách 381.474km, gần hơn cả Mặt Trăng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Những 'dị thú' từng xuất hiện ở Việt Nam, con vật cuối cùng ai nhìn cũng ám ảnh
CLIP: Sư tử đực nổi điên, lao tới cắn xé xe ô tô khiến du khách hoảng hồn
CLIP: Bị cầy mangut 'đánh úp' từ phía sau, rắn hổ mang chưa kịp phản ứng đã bị kẻ đi săn lôi đi xềnh xệch
CLIP: Trâu rừng dũng cảm húc tung sư tử để giải cứu đồng loại và cái kết ít ai đoán được
CLIP: Đi săn trâu rừng, sư tử bị con mồi hành cho nhừ tử
Việt Nam có một loại gỗ 'đắt hơn vàng', chỉ còn 8 cây ngoài tự nhiên