Khám phá

Bác sĩ 20 năm trong nghề ngỡ ngàng khi lấy được viên sỏi nặng... gần 1kg trong bàng quang bệnh nhân

Sau gần 2 giờ tiến hành mổ, bác sĩ đã lấy được viên sỏi nặng 700g trong bàng quang nam bệnh nhân. Quá trình mổ khá khó khăn khi sỏi bám chặt vào khối u.

Thích khách đầu tiên của Trung Quốc: Không động thủ cũng khiến vua phải nghe theo ý mình / Cái giá đắt phải trả cho kế hoạch liều lĩnh ám sát Tần Thủy Hoàng

Vào ngày 1/10, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vừa phẫu thuật cho trường hợp bệnh nhân nam bị u bàng quang và lấy một viên sỏi nặng gần 700g.

Bac-si-20-nam-trong-nghe-ngo-ngang-khi-lay-duoc-vien-soi-nang-gan-1kg-trong-bang-quang-benh-nhan

Theo chia sẻ của lãnh đạo bệnh viện, bệnh nhân Y.K.E.(45 tuổi, trú huyện Krông Ana)nhập viện vào ngày 21/9 trong tình trạng đau quặn vùng bụng dưới, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, tái nhợt, tiểu ra máu. Thông qua sàng lọc, các bác sĩ phát hiện nam bệnh nhân có một khối u trong lòng bàng quang kèm khối sỏi rất to, cần phải phẫu thuật.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hoàng, Trưởng khoa Thận tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên thông tin, khi nhập viện, bệnh nhân bị tiểu ra máu, suy thận nên phải tiến hành truyền nhiều đơn vị máu mới có thể phẫu thuật.

Được biết, do viên sỏi lớn nằm trong bàng quang dính với khối u chèn vào miệng niệu quản khiến 2 thận ứ nước. Quá trình phẫu thuật gặp khá nhiều khó khăn khi sỏi bám chặt vào khối u. Đồng thời, phải cắt khối u bàng quang, giải phóng niệu quản để thông nước tiểu.

Sau 2 tiếng mổ, các bác sĩ đã lấy được viên sỏi bàng quang nặng 700g. Theo chia sẻ của Trưởng khoa Thận tiết niệu, dù đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề nhưng đây là lần đầu tiên ông thấy một viên sỏi bàng quang của bệnh nhân có kích thước lớn đến vậy.

Bac-si-20-nam-trong-nghe-ngo-ngang-khi-lay-duoc-vien-soi-nang-gan-1kg-trong-bang-quang-benh-nhan-2

Trước khi nhập viện, nam bệnh nhân từng phát hiện có khối u ở bụng dưới nhưng đã không đi điều trị. Đến khi sức khỏe suy kiệt, quá đau đớn mới đến viện thăm khám.

Từ trường hợp trên, bác sĩ Hoàng khuyến cáo các bệnh nhân khi phát hiện cơ thể có dấu hiệu bất thường phải đến các cơ sở y tế để thăm khám điều trị kịp thời. Bởi sỏi bàng quang để lâu không điều trị có thể biến chứng thành suy thận, ung thư bàng quang rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Để hạn chế nguy cơ bị sỏi ở bàng quang cần uống nhiều nước, mỗi ngày bạn nên uống 2 – 3 lít nước, giúp cơ thể đào thải những chất độc, cặn bã ra khỏi thận, bàng quang, từ đó tránh sự kết tủa tạo sỏi.

Bac-si-20-nam-trong-nghe-ngo-ngang-khi-lay-duoc-vien-soi-nang-gan-1kg-trong-bang-quang-benh-nhan-1

Cần ưu tiên các loại thực phẩm như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo hay không béo nên được bổ sung vào thực đơn mỗi ngày. Ngoài ra, nên hạn chế các món ăn chiên xào rán, không dùng các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn hộp.

Ở những người có tăng axit uric trong máu nên hạn chế thức ăn giàu đạm: Đạm có khả năng làm tích tụ axit uric trong máu, làm hình thành tinh thể muối urat và tích tụ ở bàng quang. Khi đó, người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị sỏi.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm