Khám phá

Bác trai mang chiếc hộp bí ẩn đi kiểm định, úp mở nói thứ bên trong có giá 1,3 tỷ NDT: Bác dựa vào đâu mà nói thế?

Cả trường quay ồ lên, 1,3 tỷ NDT tương đương với 4.600 tỷ đồng, số tiền khủng khiếp như vậy thì thứ gì có thể nằm bên trong.

Sửa trang trại, người đàn ông tìm ra bảo vật "nữ hoàng cuối cùng" / Độc đáo ngôi chùa lưu giữ 4 bảo vật quốc gia ở Bắc Ninh

Chiếc hộp 1,3 tỷ NDT

Trong một tập phát sóng của show truyền hình "Kiểm định bảo vật" năm 2018, một bác trai đã xách theo chiếc hộp lớn đến thẩm định. Khác với những vị khách mời không hiểu rõ về bảo vật mình nắm giữ, bác trai này vô cùng tự tin, bác còn khẳng định chắc nịch: "Thứ tôi mang đến ngày hôm nay có giá không dưới 1,3 tỷ NDT."

Cả trường quay ồ lên, 1,3 tỷ NDT tương đương với hơn 4.600 tỷ đồng, số tiền khủng khiếp như vậy thì thứ gì có thể nằm bên trong? Bác trai bình tĩnh mở hộp ra, bên trong có những món đồ bằng ngọc, tất cả đều rất đơn sơ, không có gì đặc biệt.


Bộ sưu tập ngọc Hồng Sơn trong chương trình "Kiểm định bảo vật". Ảnh: Haokan

Bộ sưu tập ngọc Hồng Sơn trong chương trình "Kiểm định bảo vật". Ảnh: Haokan

Bác trai giải thích, bác là một nhà sưu tầm rất yêu thích nền văn hóa Hồng Sơn - nền văn hóa thời đại đồ đá mới ở tại đông bắc Trung Quốc, tất cả những món đồ ngọc này là của đồ ngọc Hồng Sơn có niên đại khoảng 5.000 - 6.000 năm.

Bác trai cho biết bộ sưu tập này không phải của một mình bác mà là rất nhiều người trong hội bạn cùng đóng góp lại, chỉ có chiếc lược ngọc là thuộc về bác.

Các chuyên gia cảm thấy rất hào hứng, nhanh chóng kiểm tra bộ sưu tập ngọc Hồng Sơn. Trước khi xem xét, một vị chuyên gia cất tiếng hỏi: "Tôi thấy bác rất tự tin. Bác dựa vào đâu mà khẳng định tất cả những món đồ ngọc này là hàng thật?"

Bác trai mang chiếc hộp bí ẩn đi kiểm định, úp mở nói thứ bên trong có giá 1,3 tỷ NDT: Bác dựa vào đâu mà nói thế? - Ảnh 3.

Chuyên gia thắc mắc: "Bác dựa vào đâu mà khẳng định tất cả những món đồ ngọc này là hàng thật?". Ảnh: Haokan

Bác trai đáp: "Chúng tôi đều là những người yêu nền văn hóa Hồng Sơn, chắc chắn đây đều là hàng thật!"

 

Chuyên gia tiếp lời: "Chuyên gia kiểm định chỉ nhìn vật, chứ không nhìn người. Vậy cái này chúng tôi còn phải nghiên cứu!"

Nền văn hóa Hồng Sơn
Sau khi quan sát kỹ những món đồ ngọc, vị chuyên gia bắt đầu phân tích: Hồng Sơn là hình thức xã hội có hệ thống đầu tiên tại Trung Quốc, lần đầu được phát hiện vào năm 1921. Ở thời kỳ văn hóa Hồng Sơn, các vật dụng đều được tạo ra bằng những công cụ đơn sơ như ván gỗ hay đá mài, do đá nhám ma sát cao nên bề mặt đồ dùng sẽ nổi những đường vân độc đáo.

Những món đồ ngọc trong bộ sưu tập của bác trai cũng có đặc điểm này, rất phù hợp với đồ ngọc Hồng Sơn!

Nhìn qua có vẻ đơn sơ nhưng những mảnh ngọc trên sân khấu chính là những biểu tượng thú hình rồng, hình đầu heo được khắc họa theo thẩm mỹ của người nguyên thủy. Mỗi món đồ này tạo tác rất mất thời gian, như tạo vật hình chiếc lược mà bác trai sở hữu phải được làm trong hàng tháng trời.

Bác trai mang chiếc hộp bí ẩn đi kiểm định, úp mở nói thứ bên trong có giá 1,3 tỷ NDT: Bác dựa vào đâu mà nói thế? - Ảnh 5.

Món đồ ngọc đơn sơ này chính là mình tượng con rồng với chiếc mũi dài. Ảnh: Haokan

Đồ ngọc của văn hóa Hồng Sơn đều hàm chứa một ý nghĩa rất đặc biệt. Hầu như tên mỗi món đồ ngọc đều có lỗ tròn nhỏ để khâu vào quần áo giống như ngọc bội, mọi người nhờ đó mà mang ngọc theo thờ cúng.

 

Người nguyên thủy tin rằng, những món trang sức này sẽ giúp họ tăng phép thuật, bảo vệ bản thân khỏi yêu ma. Trong các ngôi mộ vào thời kỳ văn hóa Hồng Sơn, lăng mộ nào sở hữu nhiều món đồ ngọc sẽ là nơi an nghỉ của những thầy cúng có uy quyền lớn nhất.

Bộ sưu tập đồ ngọc Hồng Sơn của bác trai rất phong phú, có thể được ví như một "viện bảo tàng thu nhỏ". Chuyên gia khẳng định những món đồ ngọc này có thể đáng giá 1,3 tỷ NDT như lời bác nói, không có gì là lạ cả.

Nghe tới đây, bác trai nở một nụ cười rất hãnh diện, cả trường quay cũng vỡ òa vì kết quả bất ngờ này. Bác cho biết mình không có ý định bán những món đồ ngọc này mà sẽ tiếp tục cùng nhóm làm dày thêm bộ sưu tập, góp công phục hồi một nền văn hóa Hồng Sơn đã bị lãng quên.

Nghe tới đây, cả khán đài đã vang lên một tràng pháo tay kéo dài không dứt để thể hiện sự ái mộ với những con người vô cùng tâm huyết với công cuộc sưu tầm và nghiên cứu lịch sử.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm