Bằng chứng 'kinh hồn' về sự tồn tại của người khổng lồ ở Trung Quốc thời xưa: Tần Thủy Hoàng cũng tin?
Vụ đánh cắp tài liệu mật lớn nhất trong lịch sử CIA / Sự thật về thân thế của nữ diễn viên được Hitler mến mộ
Trong văn hóa dân gian hay các câu chuyện truyền thuyết của bất cứ dân tộc, quốc gia nào cũng có những sự tích về các thực thể con người ở hình dạng quái dị. Một trong những thực thể phổ biến nhất là "Người Khổng Lồ".
Văn hóa Trung Hoa cũng không ngoại lệ, thậm chí, sự xuất hiện của người khủng lồ còn được ghi chép lại trong sử liệu và có nghi vấn cho rằng họ đã gây ảnh hưởng lên cả Tần Thủy Hoàng.
Trong "Sách Quan Thoại" kể rằng, thời Xuân Thu, khi Trung Quốc còn nhiều quốc gia chư hầu phân tranh, nước Ngô tấn công nước Việt (một chư hầu của nhà Chu), dễ dàng vượt qua thành Cối Kê (nay thuộc Chiết Giang).
Sau đó, quân đội của vua Ngô tìm thấy một bộ xương tương đương xương người nhưng có kích cỡ rất lớn, băn khoăn không rõ là của người hay quái vật nhưng vẫn cho người chuyển về nước Ngô, quá trình vận chuyển cần một con tàu khá lớn. Thậm chí, vua Ngô đã cử người đến thỉnh giáo Khổng Tử để hi vọng có câu trả lời.
Khổng Tử trả lời rằng đó là một người khổng lồ bí mật. Năm xưa, Hạ Vũ (vị quân chủ thời nhà Hạ của Trung Quốc, nổi tiếng với việc trị thủy) đã triệu tập một cuộc gặp giữa thủ lĩnh các bộ lạc ở núi Cối Kê. Thủ lĩnh của bộ lạc có tên là bộ lạc "Phòng Phong" đã đến muộn và bị xử tử.
Một phần xương của thủ lĩnh này còn được gỡ ra làm một chiếc xe kéo vì xương của anh ấy quá lớn. Bộ lạc này nằm ở khu vực An Huy, có một thị trấn gồm toàn những người khổng lồ ở đó.
Về sự việc này, Tư Mã Thiên cũng đã ghi lại trong cuốn "Sử Ký" của mình. Mà Tư Mã Thiên vốn là một sử gia rất nghiêm khắc và tỉ mỉ, vì vậy, việc ông ghi lại sự kiện này cho thấy nó chắc chắn phải có một cơ sở cụ thể.
Tần Thủy Hoàng cho đúc bảo vật vì tin vào người khổng lổ?
Một câu chuyện nữa liên quan đến sự tồn tại của người khổng lồ thời xưa ở Trung Quốc, đó là niềm tin vào sự tồn tại ấy của vị hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Liên quan đến mười hai bức tượng đồng lớn mà ông từng ra lệnh đúc. Trong "Hán Thư" có mô tả đó là "những bức tượng lớn, cao 5 trượng (1 trượng khoảng 3,3 mét), có 6 tượng đứng trong một hàng và có hai hàng tượng như thế. Tất cả đều được đúc từ số vũ khí bằng đồng thu được sau khi thống nhất thiên hạ".
"Hán Thư" cũng khẳng định, vào năm Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, đã có những người cao lớn khoảng năm trượng, dáng vẻ hơi kỳ quái từng xuất hiện gần sông Thao Hà. Tần Thủy Hoàng cho rằng đây là dấu hiệu của điềm lành nên đã sai đúc tượng giống họ.
Liệu có phải Tần Thủy Hoàng đã cho đúc 12 bức đại tượng đồng vì từng liên hệ với người khổng lồ (Ảnh: daydaynews.cc)
"Hán Thư" luôn được coi là sử liệu nghiêm túc nên độ tin cậy cao, có mô tả ở chương thứ 99, phần Vương Mãng truyện như sau: "Vào mùa xuân năm thứ 6 (dưới triều đại Vương Mãng, tức khoảng năm 14-15 sau Công nguyên) nạn cướp bóc xảy ra nhiều hơn, có cả những người quái dị tham gia, họ bị gọi là những kẻ khổng lồ đáng sợ, đến nhiều nhất từ huyện Bồng Lai (nay thuộc Sơn Đông), một chiến xa 3, 4 ngựa cũng không cản nổi những người này..."
Còn vào năm thứ 14 thời Vương Mãng (tức năm 23 sau Công nguyên), thiên hạ đại loạn, khởi nghĩa nổ ra khắp nơi, người du mục Hung Nô áp sát biên giới, các bộ tộc cũng nổi dậy, Hàn Bác (một đại thần dưới thời Vương Mãng) đã đi thương thuyết với một bộ tộc ở Sơn Đông, ông miêu tả cho Vương Mãng rằng "tộc người này ở Bành Sơn, Sơn Đông, to lớn đến nỗi chiếc xe ngựa 3 con không thể kéo đi nếu cho họ ngồi, họ lấy một loại trống lớn làm gối ngủ, ăn bằng đũa sắt, mặc quần áo như làm từ da hổ, đi qua cổng thành cũng phải cúi đầu,..."
Các sử liệu nổi tiếng đều nói về một tộc người cao lớn bất thường (Ảnh: kknews.cc)
Không chỉ "Hán Thư", sách "Hậu Hán Thư" cũng có ghi chép về những người dị tướng và to lớn. "Sau này, khi Vương Mãng đem quân dẹp một cuộc khởi nghĩa của Lục Lâm và Lưu Huyền, tộc người này đã ủng hộ Vương Mãng.
Vương Mãng đóng quân ở Sơn Đông, số lượng tới 40 vạn, khi công thành, tộc người này ở Bành Sơn cũng đến giúp sức, thậm chí đem cả ngựa, voi, hổ đến giúp quân đội Vương Mãng đánh kẻ địch. Nhưng dẹp loạn thất bại, quân đội của Vương Mãng bị tiêu diệt, tộc người này cũng bỏ chạy và tan rã."
Các nhà khảo cổ từng khai quật được những bộ xương khổng lồ có niên đại từ rất lâu (Ảnh: daydaynews.cc)
Tháng 3 năm 2005, một nhóm khảo cổ học đã phát hiện và khai quật được một lăng mộ ở phía tây bắc khu vực sa mạc Taklamakan thuộc Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở Trung Quốc. Theo giám định thì đó là ngôi mộ có niên đại trong khoảng từ thời nhà Tùy đến nhà Đường.
Có tất cả 5 chiếc quan tài được khai quân cùng các bộ xương của nam với chiều dài lên tới 2,3 mét, nữ là 1,9 mét.
Từ những tư liệu lịch sử trên, rất có thể tộc người khổng lồ khả năng đã từng tồn tại trong những giai đoạn lịch sử của Trung Quốc.
Tuy nhiên, đó là những hình ảnh và tư liệu vẫn cần được kiểm chứng bởi các nhà khảo cổ học hiện đại. Câu chuyện về người khổng lồ trong lịch sử đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?