Bí ẩn phía sau Tử Cấm Thành - nơi rùng rợn bậc nhất Trung Quốc
Vì 1 thông tin tình báo giả, Từ Hy tuyên chiến với cả thế giới / Chuyện 'nực cười' về vị vua bạc mệnh và nhu nhược nhất nhà Thanh
Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung. Đây là trung tâm chính trị của hoàng đế hai triều Minh và Thanh.
Cố Cung có tổng diện tích rộng 720.000 m2 với 800 cung cùng 999.999 gian phòng.
Nhìn bề ngoài, Cố Cung rất bề thế, xa hoa và hầu như ai cũng muốn được bước vào dù chỉ một lần. Tuy nhiên, đằng sau bức tường thành vững chãi đó lại chất đầy bí ẩn.
Bí mật đằng sau cái tên Tử Cấm Thành
Vào thời xưa, các hoàng đế đều tự cho mình là “chân mệnh thiên tử”, tức con của trời. Vì vậy, họ là người có quyền lực tối cao nhất, có quyền hô mưa gọi gió, xoay chuyển càng khôn.
Các hoàng đế cho rằng, cung điện mà họ ở là bản sao của thiên cung trên trời, nơi mà các vị thần ngự trị.
Chính vì đó là một nơi thiêng liêng nên không thể để người dân lui tới nên cái tên Tử Cấm Thành đã ra đời.
Chữ “Tử” trong từ “Tử Cấm Thành” có nghĩa là màu tím, lấy ý theo thần thoại Tử Vi Viên.
Đây được xem là nơi ở của Thần Mặt trời, trong khi đó, vua được coi là con trời nên nơi ở của vua cũng gọi là “Tử”. Bên cạnh đó, “Cấm Thành” là khu cấm dân thường ra vào.
Trong Tử Cấm Thành chỉ có hoàng đế, các phi tử cùng con cháu hoàng gia sinh sống. Ngoài ra, chỉ có các cung nữ, thái giám và vương công đại thần mới được phép ra vào.
Tuy nhiên, dưới thời nhà Thanh, việc vương công đại thần có thể ra vào Cố Cung cũng bị hạn chế.
Theo quy định, thông thường có 6 loại người mới có thể ra vào Tử Cấm Thành, trong đó có 3 loại đàn ông là người đưa than, người đưa hoa, quân nhân vào dọn tuyết. 3 loại người khác là vú nuôi (người cho các hoàng tử, công chúa bú sữa), nữ lang y và bà đỡ đẻ.
Tuy nhiên, những người này cũng chỉ được vào Cố Cung ở một nơi nhất định nào đó, không được phép đi lại tùy tiện và lúc ra vào đều có thời gian nhất định.
Điều này chứng tỏ đối với người bình thường việc vào hoàng cung cũng chỉ là một giấc mơ xa vời.
9.999 gian phòng nhưng không có một nhà vệ sinh
Tử Cấm Thành có tới 9.999 gian phòng nhưng không một nhà vệ sinh.
Tử Cấm Thành rộng lớn với 9.999 gian phòng, tuy nhiên lại không có lấy một nhà vệ sinh. Nguyên nhân là do tất cả mọi người đều sử dụng chậu và thùng vệ sinh.
Những dụng cụ này đều được thiết kế có nắp đậy, bên trong rải tro rơm rạ hoặc tro cỏ.
Sau khi đi đại tiện, tiểu tiện xong, chất thải sẽ được đưa đi xử lý ngay nên trong cung không có mùi hôi thối.
Chậu và thùng vệ sinh trong Tử Cấm Thành cũng được phân chia thứ hạng. Đồ của cung nữ, thái giám được làm bằng nguyên liệu sứ thô. Đồ của vua, hoàng hậu và các phi tần được thiết kế cầu kỳ và thoải mái hơn.
Lãnh cung trong Tử Cấm Thành
Vào thời xưa, chỉ cần làm vua phật lòng hoặc phạm phải những điều cấm kỵ, dù là hoàng hậu hay các phi tần đều có nguy cơ bị thất sủng và giam cầm lãnh cung chờ chết.
Nhưng lãnh cung trong Tử Cấm Thành thực chất nằm ở đâu lại khiến nhiều học giả đau đầu. Có người cho rằng lãnh cũng thực chất là một nơi không cố định.
Nếu các phi tần bị cấm túc, cung của họ sẽ trở nên trống không, không có người trông nom, dọn dẹp, chỉ có chính phi tần đó sinh sống.
Vào thời Minh, cung Càn Tây ở phía tây Ngự Hoa Viên được sử dụng làm lãnh cung.
Khách Thị, nhũ mẫu của Hoàng đế Minh Hy Tông Chu Du Hiệu, cấu kết với thái giám trong cung là Ngụy Trung Hiền, nắm nhiều quyền thế trong cung. Những người không vừa ý Khách Thị đều bị bà ta hãm hại, đẩy vào lãnh cung.
Lãnh cung là nơi giam giữ những phi tần bị thất sủng, phạm tội.
Chẳng hạn như Trương Dụ phi, do có lời qua tiếng lại với Khách Thị nên Trương Dụ bị ả đặt điều nói xấu trước mặt Hoàng đế Hy Tông. Bà ta nói rằng, đứa con mà Trương Dụ phi mang trong mình không phải là cốt nhục của hoàng đế.
Hy Tông nghe xong liền tức giận, tống Trương Dụ phi vào cung Càn Tây. Khách Thị cũng không cho người mang đồ ăn đến đầy đủ khiến Trương Dụ phi chết đói trong lãnh cung.
Lãnh cung không chỉ giam giữ các phi tần mà còn giam giữ đàn ông. Vào thời nhà Minh, Chu Nguyên Chương, cung này được đặt tên khá mỹ miều là cung Tiêu Diêu.
Vị hoàng đế này rất ghét những người lười nhác, ông quy định chỉ cho quần thần và dân chúng mỗi năm được nghỉ 3 này là năm mới, đông chí và ngày sinh nhật của ông.
Những người suốt ngày cờ bạc, rượu chè, dắt chó đi dạo, cầm lông chim đi chơi,… đều phải giam vào cung Tiêu Diêu.
Cung này không chỉ giam những người bình dân mà còn giam giữ phạm nhân, các thái giám. Họ bị bỏ đói cho đến chết.
Bí ẩn đằng sau hàng trăm miệng giếng trong Tử Cấm Thành
Trong Cố Cung có tới gần 80 miệng giếng lớn nhỏ khác nhau nên trong Tử Cấm Thành không bao giờ thiếu nguồn nước. Tuy nhiên, nước cung cấp cho các sinh hoạt hàng ngày trong cung đều không đến từ những giếng nước này.
Nguyên nhân là do những giếng nước trong cung rất dễ trở thành công cụ đấu đá trong cung cấm.
Do tranh sủng, trả thù, không ít các phi tần thường lén bỏ thuốc xuống giếng để khiến kẻ thù đau bụng, tiêu chảy. Tuy nhiên, nhiều người còn bỏ thuốc để tình địch mất khả năng mang thai, thậm chí là đầu độc để giết người.
Giếng trong Cố Cung là vũ khí để đấu đá trong cung.
Chưa hết, những giếng nước này còn là những “nấm mồ nước” của không ít cung nữ, thái giám, phi tần. Theo hồi tưởng của một thái giám cuối thời nhà Thanh, hầu hết các cung nữ đều có xuất thân nghèo khổ, không nhà không cửa.
Nếu may mắn sở hữu vóc dáng đẹp, dung nhan thanh tú cộng thêm một chút may mắn, một số cung nữ có thể được hoàng đế ân sủng.
Tuy nhiên, cơ hội này rất mong manh. Vì vậy, đại đa số cung nữ đều làm công việc tạp dịch vất vả, bị các phi tần, nữ quan chèn ép. Do không chịu nổi, nhiều người đã gieo mình xuống giếng để tự vẫn.
Không chỉ vậy, giếng nước còn là một địa điểm hoàn hảo để giết người diệt khẩu, phi tang thi thể. Chẳng hạn như câu chuyện Từ Hy thái hậu đẩy Trân Phi xuống giếng để thanh trừng người con dâu mà bà từ lâu đã chướng tai gai mắt.
“Bóng ma điên nhảy múa” trong điện Thái Hòa
Mùng 8/7/1905 tức năm thứ 31 Quang Tự (vị vua gần cuối cùng của nhà Thanh), một đội tuần tra khi đi tuần tam điện liền phát hiện song cửa sổ hướng Đông tại gian phía Tây của điện Thái Hòa bị rơi ra.
Khi dừng chân, họ liền nghe thấy rõ tiếng người. Họ lập tức bẩm báo lên trên. Đại thần tổng quản phủ nội vụ dẫn theo một đội kỵ binh bao vây điện Thái Hòa.
Trong điện Thái Hòa từng có một người điên nhảy múa.
Khi mở khóa cửa chính điện ra, họ thấy một người đang nhảy múa trong điện.
Sau khi bắt giữ và khám xét người này, quan binh thu được một con dao ngắn, một con dao nhỏ, một hầu bao bên trong đựng hai hộp diêm, 9 đồng tiền đồng, một tờ ngân phiếu, 760 văn tiền mặt, một tấm vải bọc màu vàng bên trong có miếng ngọc thạch bị sứt một miếng, một dây đai bằng vải màu tro, một cái áo khoác ngắn màu trắng bạc, một cái tẩu thuốc không có thân, một cây quạt, một điếu bát, một miếng đá màu tím và một chiếc khăn mùi xoa hoa tím.
Khi tiếp tục thẩm vấn, anh ta khai là Giả Vạn Hải, 29 tuổi, người huyện Đại Hưng ngoại thành Bắc Kinh.
Càng phỏng vấn, người này càng có nhiều biểu hiện thần kinh không bình thường.
Suốt quá trình thẩm tra, ánh mắt anh ta ngây dại, lời nói luyên thuyên thiếu logic, có dấu hiệu bị điên. Sau một tháng điều tra xét hỏi vẫn không thu được kết quả khả quan gì, cuối cùng người này bị treo cổ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo