Bật mí 5 điểm 'sống ảo' vắng người ở Đà Lạt, vừa có ảnh đẹp vừa trốn đám đông
Ngọn núi lửa ở Indonesia với đốm ‘lửa ma trơi’ kỳ dị thu hút dân phượt gan dạ / Cầu treo nguy hiểm nhất Đà Lạt có view cực chill không dành cho người yếu tim
Không phải chen lấn, chẳng sợ ảnh bị dính người, một bước đi là ra được chục tấm hình sống ảo đẹp lung linh, đây chắc chắn là địa điểm lý tưởng để chill trên Đà Lạt vào dịp lễ này rồi!
Đập hồ Ankroet
Cách thành phố Đà Lạt gần 20 km về phía Tây Bắc, đập hồ Ankroet là một trong số những địa điểm sống ảo ít người biết. Hồ Ankroet vẫn còn nguyên vẻ hoang sơ của chốn rừng thiêng nước độc với những hàng cây đại ngàn bao quanh. Nơi đây có các mỏm đá cheo leo sắc nhọn với hình thù kỳ dị do thời gian bào mòn, có con thác đổ từ thượng nguồn với dòng nước trắng xối thẳng vào lòng hồ nổi bọt sóng, có hồ nước ánh lên màu xanh ngọc bích dưới cái nắng chốn cao nguyên.
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: ivivu)
(Ảnh: Internet)
Bảo tàng sinh học Đà Lạt
Địa điểm này còn có tên gọi khác là Phân viện Sinh học Đà Lạt - Viện Nghiên Cứu Khoa Học Tây Nguyên - Viện Sinh Học Tây Nguyên. Nằm trên đồi Tùng Lâm, Bảo tàng sinh học Đà Lạt là địa điểm check-in dành cho những bạn thích sự ma mị, cổ kính. Được thiết kế theo kiến trúc gothic kiểu Pháp, đến đây, bạn chỉ cần tạo dáng và thêm chút nghệ thuật chỉnh ảnh là có ngay những tấm hình ưng ý.
Được xây dựng từ năm 1950, ngoài phục vụ nghiên cứu, nơi đây trưng bày các hiện vật gồm động, thực vật với mục đích nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Phân viện có riêng khu trưng bày mẫu vật, xương, sừng, mô hình các loài động vật quý hiếm như khủng long, voi, gấu, vượn… Không chỉ là địa điểm check-in, đến đây, bạn có thể khám phá thêm về thế giới của các loài động, thực vật.
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: @ttinhhh)
(Ảnh: Internet)
Sân bay Cam Ly
Sân bay Cam Ly là địa danh gắn liền với giai đoạn lịch sử hình thành của thành phố Đà Lạt. Với sự phát triển mạnh mẽ của hãng hàng không, vì diện tích và chiều dài đường băng hạn chế nên sân bay Cam Ly không thể đáp ứng nhu cầu tiếp nhận các máy bay hiện đại. Sân bay đã chấm dứt hoạt động và bị bỏ hoang cuối năm 2010 đến tận bây giờ.
Bạn có thể tận dụng khoảng không gian rộng lớn, hùng vĩ này để check in những bức ảnh thật chất và ngầu. Ngoài ra nơi này trở thành địa điểm ghé thăm quen thuộc của các bạn trẻ vào mùa dã quỳ hay mùa cỏ hồng. Sân bay Cam Ly hứa hẹn sẽ mang về cho bạn những bộ ảnh có một không hai.
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet).
Biệt điện Trần Lệ Xuân
Tại khu vực hồ bơi rút cạn nước trong biệt điện Trần Lệ Xuân là tọa độ lên hình chất lừ bạn không nên bỏ qua. Thoáng nhìn, hồ bơi không có gì đặc biệt ngoài phông nền xanh dương, song chỉ cần đầu tư trang phục và chịu khó tạo dáng một chút, hứa hẹn bạn sẽ có nhiều tấm hình hút like sau chuyến du lịch Đà Lạt.
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
Đường hầm Hỏa Xa
Các đường hầm xưa cũ ở Đà Lạt là những di tích còn sót lại từ thời xưa, nằm khuất trong rừng hoặc hiện đã biến mất. Do đó, để tới một trong những địa điểm này, bạn phải đi xe máy, băng qua những cung đường cũ.
Đây từng là nơi lưu thông dành riêng cho tàu hỏa, được xây dựng vào năm 1903, thuộc tuyến đường sắt 84 km từ Tháp Chàm (Ninh Thuận) đến Đà Lạt (Lâm Đồng). Đặt chân đến đây, ngoài chụp ảnh, bạn cũng có thể dành chút thời gian để tận hưởng, thư giãn trong khung cảnh thiên nhiên yên bình, hoang sơ.
(Ảnh: halodalat)
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: @thuyanh.min).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Top 10 loài chim quý hiếm với tên gọi và tiếng kêu độc lạ nhất Việt Nam: 'Bắt cô trói cột', 'khát nước'…