Là một trong những nền văn minh nổi tiếng nhất thế giới, đế chế La Mã tồn tại hàng ngàn năm với nhiều dấu ấn quan trọng trên các lĩnh vực, trong đó bao gồm quân đội.
Nữ tặc khét tiếng khiến hải quân nhà Thanh, Anh Quốc và Bồ Đào Nha bất lực /
Trận đánh cứu châu Âu thoát khỏi đội quân Hồi giáo
Khi nhắc đến đế chế La Mã không thể không kể đến đội quân hùng mạnh của nền văn minh cổ đại này. Nhờ có đội quân hùng hậu, thiện chiến, người La Mã lập được nhiều thành tựu.
Khi nhắc đến đế chế La Mã không thể không kể đến đội quân hùng mạnh của nền văn minh cổ đại này. Nhờ có đội quân hùng hậu, thiện chiến, người La Mã lập được nhiều thành tựu.
Binh sĩ La Mã được huấn luyện luôn ra trận với tinh thần kỷ luật cao, sát cánh cùng đồng đội kiên trì chiến đấu cho đến khi giành được thắng lợi trước kẻ thù.
Binh sĩ La Mã được huấn luyện luôn ra trận với tinh thần kỷ luật cao, sát cánh cùng đồng đội kiên trì chiến đấu cho đến khi giành được thắng lợi trước kẻ thù.
La Mã tiến hành nhiều cuộc chiến với các bộ tộc, nước láng giềng. Những vùng đất đế chế La Mã xâm chiếm đều là những nơi trù phú, giàu có.
Một trong những chiến thắng hiển hách nhất của quân đội La Mã do Julius Caesar tạo ra. Ông là thủ lĩnh kiệt xuất của quân đội La Mã.
Với tài bày binh bố trận, Caesar luôn đặt lợi ích cá nhân dưới cộng đồng và đặt bản thân mình dưới đất nước. Vì vậy, danh tướng La Mã này không bao giờ sợ hãi hay chùn bước trước kẻ thù dù gặp phải các đối thủ mạnh có quân số đông hơn nhiều lần.
Trong trận chiến Pharsalus vang danh sử sách, Caesar chỉ huy đội quân 22.000 binh sĩ đánh bại đội quân 60.000 binh lính địch. Sau đó, vị tướng này dẫn quân chinh phục vùng Trung Đông, Bắc Phi giúp mở rộng lãnh thổ La Mã.
Nhiều vị tướng tài giỏi như Caesar đã giúp quân đội La Mã ngày càng lớn mạnh, đánh bại nhiều kẻ địch giúp đế chế này gieo rắc nỗi khiếp sợ cho nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới.
Nhờ lực lượng quân sự hùng mạnh, vào thời kỳ cực thịnh, đế chế La Mã trải dài trên vùng đất rộng lớn khoảng 5 triệu km2 với dân số khoảng 50 – 90 triệu người (chiếm khoảng 12 – 20% dân số thế giới lúc bấy giờ). Riêng thành Rome của La Mã có khoảng 1 triệu dân số sinh sống vào thời hoàng kim. Điều này khiến Rome trở thành thành phố đông đúc, sầm uất nhất.
Theo Văn hiến plus