Khám phá

Bất ngờ với "báu vật" ẩn mình trong những con người lai đầu tiên

Khi hôn phối dị chủng với tổ tiên Homo sapiens chúng ta và tạo ra những "con người lai", người Neanderthals đã mang theo một báu vật ảnh hưởng sâu sắc đến văn minh sau này: khả năng nghệ thuật.

Khám phá Ngôi chùa cổ lưu giữ 4 báu vật của Phật giáo tại đất nước Myanmar / Mua ốc ngoài chợ về ăn, cô gái vô tình phát hiện báu vật tiền tỷ

Nghiên cứu vừa công bố trên Nature Ecology and Evolution đã giới thiệu một mẩu xương hươu được được chế tác cẩn thận, có thể là một trong những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc sớm nhất trong lịch sử các loài người.

Bất ngờ với báu vật ẩn mình trong những con người lai đầu tiên - Ảnh 1.

Mẩu xương đặc biệt chứng minh người Neanderthals đã phát triển vượt trội từ trước khi gặp gỡ, chung sống và lai với người hiện đại chúng ta - Ảnh: Văn phòng di sản Hạ Saxony

Theo Phys.org, đó không hề là của tổ tiên Homo sapiens chúng ta như mong đợi, mà là của một người Neanderthals thuần chủng. Những nghiên cứu trước đây đã cho thấy chi Người gồm nhiều loài, nhưng đã tuyệt chủng gần hết, chỉ còn lại Homo sapiens chúng ta. Neanderthals là một trong các loài tuyệt chủng đó, được cho là kém cỏi hơn so với con người và chỉ thực sự phát triển những kỹ năng cao, khả năng nghệ thuật khi được tiếp cận với Homo sapiens.

Nhưng mẩu xương đã chứng minh đều ngược lại. Theo Haazretz, nó được khai quật tại Động Kỳ Lân ở Đức, với niên đại lên tới 51.000 năm, tức trước khi tổ tiên Homo sapiens chúng ta đặt chân tới đây.

Mẩu xương là bằng chứng cho thấy tự bản thân người Neanderthals đã tiến hóa đủ để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật cũng như nhiều công cụ tinh vi khác phục vụ cho cuộc sống, và đã đem những khả năng này truyền vào những con người lai đầu tiên – những đứa con được sinh ra nhờ hôn phối dị chủng với Homo sapiens 10.000 năm sau đó.

Bất ngờ với báu vật ẩn mình trong những con người lai đầu tiên - Ảnh 2.

Hiện trường khai quật hang động nơi "nhà điêu khắc" khác loài từng sống - Ảnh: Văn phòng di sản Hạ Saxony,

Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi Văn phòng di sản Hạ Saxony, thuộc Cục Khảo cổ Đức, đã phân tích và khẳng định mẩu xương hoàn toàn không có giá trị sử dụng. Đó là một tin mừng vì cho thấy nó được tạo ra chỉ vì mục tiêu nghệ thuật. Xương được lấy từ bàn chân của một loài tuyệt chủng khổng lồ thuộc họ hươu – nai, dài 5,5 cm, rộng 4 cm, được trang trí họa tiết bằng những đường khắc chéo đều tay.

 

Các nhà cổ sinh học tin rằng di sản mà tổ tiên Neanderthals truyền cho những con người lai này ảnh hưởng lớn đến các nền văn minh sau này. Rõ ràng 2 loài đã học hỏi lẫn nhau trong thời gian chung sống, chứ chúng ta không phải người khai sáng. Giả thuyết này đã được nghi ngờ từ lâu. Từng cho khám phá về một mẩu thừng cho thấy loài này biết dệt sợi trước cả con người hiện đại.

Người Neanderthals đã tuyệt chủng khoảng 30.000 năm trước, nhưng những con người lai thì không: họ vẫn để lại con cháu mình, tiếp tục lai với người hiện đại chúng ta qua nhiều thế hệ. Rất nhiều người châu Âu, nhất là Bắc Âu, mang đến 2% yếu tố Neanderthals trong bộ gene.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm