Khám phá

Bé gái 3 tuổi vô tình tìm thấy báu vật 3.800 năm tuổi khi chơi đùa giữa di tích cổ ở Israel

DNVN - Một khoảnh khắc vui đùa tưởng chừng vô hại của bé gái 3 tuổi Ziv Nitzan đã dẫn đến một phát hiện khảo cổ bất ngờ: một báu vật có tuổi đời lên đến 3.800 năm, được xác định là một tấm bùa hộ mệnh cổ đại vô cùng tinh xảo.

Cá trầm hương - 'Báu vật' kỳ lạ của núi rừng Cao Bằng, mang tên loài gỗ quý, thịt chắc và mùi thơm bí ẩn khiến ai cũng tò mò / Việt Nam trồng được loại gia vị đắt đỏ top 3 thế giới, cả thế giới săn lùng nhưng chỉ vài quốc gia sở hữu

Trong chuyến dã ngoại cùng gia đình đến Tel Azekah một thị trấn cổ nổi tiếng tại Israel, nay là khu di tích lịch sử – cô bé Ziv tình cờ nhặt được một “viên đá lạ” giữa bãi đất. Sau khi phủi sạch lớp cát bụi, cô bé liền khoe ngay với cha mẹ vì thấy nó "đẹp một cách đặc biệt".

Báu vật 3.800 tuổi được một bé gái Israel phát hiện - Ảnh: IAA

Báu vật 3.800 tuổi được một bé gái Israel phát hiện - Ảnh: IAA

Linh cảm điều gì đó bất thường, gia đình đã nhanh chóng liên hệ với Cơ quan Cổ vật Israel (IAA). Không lâu sau, các chuyên gia xác nhận đây không phải là viên đá thông thường, mà là một tấm bùa hình bọ hung biểu tượng đặc trưng của nền văn minh Canaan cổ đại.

Theo các nhà khảo cổ, món cổ vật này có niên đại khoảng 3.800 năm, vào thời kỳ mà người Canaan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Ai Cập cổ. Trong tín ngưỡng Ai Cập, bọ hung là biểu tượng của sự tái sinh và sức sống mãnh liệt, gắn liền với thần Khepri vị thần có đầu là bọ hung, được cho là người đẩy Mặt Trời lên trời mỗi sớm mai.

Tấm bùa không chỉ có giá trị về mặt tôn giáo mà còn thể hiện địa vị, quyền lực trong xã hội cổ đại, thường được dùng làm con dấu, trang sức hay vật phẩm nghi lễ để cầu may và bảo vệ thân chủ.

Giáo sư Oded Lipschits người đứng đầu nhóm khai quật Tel Azekah suốt gần 15 năm qua cho biết, phát hiện này là mảnh ghép quý giá bổ sung cho chuỗi hiện vật liên quan đến ảnh hưởng của Ai Cập cổ đại tại khu vực. Trong thời kỳ hưng thịnh, Tel Azekah từng là một trung tâm sầm uất, giàu có, đóng vai trò chiến lược ở vùng đất Canaan.

 

Hiện tấm bùa hộ mệnh được đưa về bảo quản và chuẩn bị trưng bày tại Cơ sở khảo cổ học quốc gia Jay và Jeanie Schottenstein ở Jerusalem nơi lưu giữ nhiều hiện vật quan trọng nhất của Israel.

Như Ý (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm