Giải mã hành vi kỳ lạ của loài dơi: Vì sao chúng luôn treo ngược khi ngủ?
Hành động quen thuộc mà người trưởng thành nào cũng từng làm giải phóng đến 75.000 hạt vi nhựa vào môi trường / Giải mã cái chết của ong sau khi chích người: Vũ khí tự vệ đánh đổi bằng mạng sống
Những nơi như hang núi, nhà bỏ hoang hay mái hiên là môi trường trú ngụ lý tưởng của loài dơi. Dù ở đâu, điểm chung dễ thấy là dơi luôn treo ngược thân thể khi nghỉ ngơi hoặc ngủ – đầu chúc xuống, vuốt của hai chi sau móc chặt vào khe hở tường đá, xà nhà hay vách núi.
Hiện tượng này khiến nhiều người tò mò: Tại sao dơi không nằm phủ phục hoặc đậu như chim mà lại chọn cách “lộn ngược” suốt thời gian nghỉ ngơi?
Các nhà khoa học đã lý giải hành vi này trên nhiều phương diện. Trước hết, khác với chim hay côn trùng, đôi cánh da mỏng của dơi không có đủ lực để nâng cơ thể từ mặt đất lên trời. Vì vậy, dơi thường chọn vị trí cao để khi cần bay, chúng chỉ cần buông mình rơi xuống, lợi dụng sức cản không khí để lấy đà cất cánh. Đây là cơ chế bay đặc biệt, đồng thời là chiến lược sinh tồn độc đáo mà loài dơi đã tiến hóa để thích nghi.
Tư thế treo ngược đầu xuống đất còn giúp dơi dễ dàng lưu thông máu lên não trong lúc ngủ, nhờ đó quá trình chuyển hóa máu được chậm lại, giúp tiết kiệm năng lượng. Điều này đặc biệt quan trọng khi dơi ngủ đông – một giai đoạn có thể kéo dài từ năm đến sáu tháng. Trong thời gian đó, chúng sống nhờ vào một lượng mỡ nhỏ tích trữ trong cơ thể, và tư thế treo ngược giúp hạn chế tiếp xúc với không khí lạnh, nhờ lớp màng cánh bao bọc cơ thể cùng bộ lông mềm dày.
Trái tim của dơi cũng là một yếu tố hỗ trợ đắc lực cho cơ chế này. So với các loài động vật có vú cùng kích thước, tim của dơi phát triển vượt trội, lớn hơn gấp 3 lần và có khả năng bơm máu hiệu quả hơn. Tâm nhĩ phải của dơi rất lớn, cho phép bơm một lượng máu tĩnh mạch lớn khi giãn ra, cung cấp đủ oxy cho cơ thể trong suốt quá trình bay và nghỉ ngơi.
Một điểm đáng chú ý là khi dơi bám vào vật thể, chúng không cần tiêu tốn năng lượng cơ bắp như con người hay các loài vật khác. Móng vuốt của dơi có cấu trúc đặc biệt, giúp chúng móc và giữ chặt vào bề mặt một cách tự nhiên mà không cần dùng lực. Nhờ đó, dơi có thể treo ngược mình trong thời gian rất dài, thậm chí cả trong lúc ngủ đông hay... sau khi chết.
Dơi là loài sống về đêm, thường bắt đầu hoạt động vào khoảng hoàng hôn và rời tổ để săn mồi. Ban ngày, chúng trú ẩn trong tổ – thường là hốc cây hoặc hang động – nơi không chỉ giúp che nắng, mưa mà còn bảo vệ chúng khỏi kẻ săn mồi.
Tuy nhiên, theo thống kê, có đến 6 loài dơi không hề treo ngược khi ngủ. Hầu hết các loài này đều sở hữu giác mút ở các chi, cho phép chúng bám chặt vào lá cây hoặc các bề mặt phẳng khác để nghỉ ngơi mà không cần lộn ngược thân thể.
Tư thế treo ngược – tưởng chừng bất thường – thực chất là minh chứng cho quá trình tiến hóa kỳ diệu và khả năng thích nghi cao độ của loài dơi. Hành vi này không chỉ là thói quen sinh học mà còn là chiến lược sinh tồn thông minh của loài động vật hoạt động về đêm này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

CLIP: 15 con chó săn hợp lực vây hãm báo đốm và kết cục bi thảm cho kẻ săn mồi lừng danh
Ông lão miền Tây sở hữu 'báu vật' trăm tuổi màu vàng óng, khách trả tiền tỷ vẫn không bán
CLIP: Chó săn Tazy “kẻ gầy gò” khiến sói đồng cỏ và lửng cũng phải khiếp sợ
Đây là báu vật trời ban: Chỉ nặng 320 gram nhưng có giá 3,2 triệu USD, khiến giới tỷ phú toàn cầu khát khao sở hữu
Bí ẩn trận mưa kéo dài 2 triệu năm đưa khủng long lên ngôi bá chủ Trái đất
Giải mã bí ẩn về vùng đất kỳ lạ nhất trái đất: Nơi sinh vật kỳ quái và UFO thường xuyên xuất hiện
Ảnh minh họa.