Giải mã nguyên nhân các nhà du hành vũ trụ phải nằm cáng khi trở về Trái Đất
Vì sao nước biển thường có màu xanh? / Hành động quen thuộc mà người trưởng thành nào cũng từng làm giải phóng đến 75.000 hạt vi nhựa vào môi trường
Cách đây ít tháng, hai nhà du hành vũ trụ của NASA là Sunita Williams và Butch Wilmore đã kết thúc hành trình dài hơn 9 tháng trên quỹ đạo – một nhiệm vụ ban đầu chỉ được lên kế hoạch kéo dài vài tuần. Ngay sau khi khoang tàu của họ hạ cánh và được mở ra, đội cứu hộ của SpaceX đã nhanh chóng tiếp cận, đưa hai nhà du hành ra ngoài và đặt họ lên cáng để vận chuyển.
Theo các chuyên gia, đây là quy trình tiêu chuẩn không liên quan đến tình trạng sức khỏe cụ thể hay nhiệm vụ đặc biệt nào. Sau thời gian dài sống trong môi trường không trọng lực, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, khiến họ không thể đứng dậy hoặc đi lại ngay khi trở lại bề mặt Trái Đất.
Ông John DeWitt – Giám đốc Khoa học Thể thao Ứng dụng tại Đại học Rice, Mỹ, và từng là nhà khoa học cấp cao tại Trung tâm Vũ trụ Johnson của NASA – giải thích: “Nhiều nhà du hành không muốn phải nằm cáng khi trở về, nhưng họ bắt buộc phải tuân thủ điều này”. Chính ông là người đã tham gia phát triển các phương pháp nhằm cải thiện sức khỏe cho các phi hành gia trong các chuyến bay kéo dài.
Một trong những hiện tượng phổ biến nhất là cảm giác tương tự như “say tàu xe”, khi các nhà du hành cảm thấy chóng mặt và buồn nôn sau khi tiếp xúc trở lại với trọng lực. Nguyên nhân xuất phát từ sự thay đổi trong hệ thống tiền đình cảm giác ở tai – bộ phận giúp duy trì sự cân bằng của cơ thể. Trong không gian, hệ thống này điều chỉnh để thích nghi với tình trạng không trọng lực, nên khi trở về Trái Đất, cơ thể cần thời gian để tái thiết lập cân bằng, dẫn đến những biểu hiện tạm thời như “say tàu vũ trụ”.
Ngoài ra, việc sống trong môi trường không trọng lực cũng gây ra tình trạng mất dần cơ và xương. Trên Trái Đất, trọng lực khiến con người phải sử dụng cơ bắp hàng ngày để vận động, từ đó duy trì sức mạnh cơ thể. Nhưng trong không gian, do không có lực hấp dẫn, các cơ ít được sử dụng và dẫn tới tình trạng teo cơ theo thời gian.
Để giảm thiểu những tác động tiêu cực này, các nhà du hành phải duy trì chế độ tập luyện thể lực nghiêm ngặt hàng ngày bằng những thiết bị chuyên dụng trên trạm vũ trụ. Trước khi trở về, nhà du hành Sunita Williams chia sẻ: “Chúng tôi đã luyện tập trong 9 tháng qua và cảm thấy rất khỏe khoắn, sẵn sàng đối mặt với lực hấp dẫn của Trái Đất”.
Chuyến trở về của Williams và Wilmore cũng đánh dấu điểm kết thúc cho một hành trình ngoài dự kiến kéo dài 9 tháng của họ. Nguyên nhân là do tàu Boeing Starliner gặp một số trục trặc trong hành trình đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), bao gồm các lỗi kỹ thuật và hiện tượng rò rỉ động cơ đẩy, khiến NASA phải quyết định giữ họ lại trên ISS lâu hơn kế hoạch.
Dù gặp nhiều trở ngại, cả hai nhà du hành đều tỏ ra lạc quan và khẳng định không gặp bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào trong suốt thời gian dài ở ngoài không gian. Họ tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn an toàn cho một nhiệm vụ kéo dài 9 tháng.
Hiện tại, kỷ lục về thời gian sống liên tục lâu nhất trong không gian vẫn thuộc về nhà du hành người Nga Valeri Polyakov, người đã dành 437 ngày trên Trạm Vũ trụ Hòa Bình – trạm đã ngừng hoạt động vào năm 1994 và 1995.
Trong bối cảnh nhân loại đang hướng tới các sứ mệnh không gian xa hơn, bao gồm cả việc đưa con người trở lại Mặt Trăng và đến sao Hỏa, tác động của các chuyến bay kéo dài đối với sức khỏe con người đang là lĩnh vực được đặc biệt quan tâm và nghiên cứu sâu rộng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Liều lĩnh tấn công voi con, cá sấu bị voi mẹ dẫm đạp cho đến chết
CLIP: Cảnh tượng khó tin, linh cẩu cùng sư tử chia sẻ bữa ăn cho nhau
CLIP: Hổ dữ bất ngờ xuất hiện gần làng, người dân thản nhiên quay phim và cái kết bất ngờ
CLIP: Trộm thức ăn thừa của sư tử, kền kền phải trả giá bằng cả tính mạng
CLIP: Chó Pitbull bất ngờ nhảy khỏi ô tô, điên cuồng cắn người đi đường và cái kết
Đây là báu vật trời ban: Chỉ nặng 320 gram nhưng có giá 3,2 triệu USD, khiến giới tỷ phú toàn cầu khát khao sở hữu
Ảnh: NASA.