Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam: Bên trong có cả trại giam, từng phải phong tỏa suốt nửa tháng
Khám phá tàn tích bệnh viện đậu mùa bị bỏ hoang giữa hòn đảo New York / Khoảnh khắc bà lão sống dậy sau khi bệnh viện tuyên bố đã chết
Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM
Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM được xây dựng vào năm 1860. Người Pháp khi đó đã chiếm khu đất rộng hơn 5 hecta ở 1 ngôi làng giữa khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn để xây nó. Ngày 13/2/1861, bệnh viện bắt đầu đi vào hoạt động. Đến 10/2/1862, chính quyền dân sự tiếp quản. Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM sau đó tiếp nhận điều trị cho người mắc bệnh hoa liễu và tù nhân bị bệnh.
Có thể nhiều người không biết, trước đây Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM và Bệnh viện Tâm thần TP.HCM (cơ sở 1 trên đường Võ Văn Kiệt, quận 5) đều thuộc Bệnh viện Chợ Quán cũ. Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM là bệnh viện có nhiều cái “nhất” của Việt Nam.
Ngoài lâu đời nhất, nó còn là bệnh viện duy nhất có một trại giam bên trong khuôn viên. Nơi đây, nhiều chiến sĩ của ta như Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Trỗi, Trần Bạch Đằng, Trần Não… từng bị giam giữ. Năm 1931, đồng chí Trần Phú (Tổng bí thư đầu tiên của ĐCS Đông Dương, nay là ĐCS Việt Nam) từng có thời gian chữa bệnh. Trước đó, ông bị giặc Pháp bắt trong quá trình hoạt động, chịu tra tấn dã man và lâm trọng bệnh.
Hiện tại, khu trại giam trong Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. UBND TP.HCM đang gấp rút trùng tu khu trại giam để mở lại nó vào dịp kỷ niệm ngày sinh đồng chí Trần Phú vào năm 2024.
Đến năm 1972, bệnh viện này đổi tên thành Trung tâm y khoa Hàn – Việt, chuyên điều trị bệnh truyền nhiễm, tâm thần, nội, ngoại, nhi… Sau ngày đất nước thống nhất, bệnh viện lấy lại tên Chợ Quán. Nơi này đảm nhận nhiệm vụ chuyên khoa về truyền nhiễm, điều trị phòng, chống dịch cũng như huấn luyện chuyên khoa cho TP.HCM cùng các tỉnh phía Nam.
Cho đến nay, Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM vẫn là nơi điều trị truyền nhiễm nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Trong cuộc chiến chống Covid-19, nơi đây là “thành trì” điều trị cuối cùng của TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Hiện tại bệnh viện này là nơi duy nhất ở TP.HCM tiếp nhận cách ly, điều trị bệnh nhân bị đậu mùa khỉ.
Trong cuộc chiến với Covid-10, Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM ghi dấu ấn khi là nơi chữa trị thành công ca bệnh 91 là phi công người Scotlen. Đến tháng 4/2021, Covid-19 bùng lên mạnh mẽ, bệnh viện này chuyển đổi công năng thành nơi chuyên điều trị Covid-19 nặng, nguy kịch.
Một sự kiện nổi tiếng hẳn nhiều người còn nhớ, 11/6/2021, hàng chục nhân viên của Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM mắc Covid-19 từ nguồn lây bên ngoài. Nơi đây trở thành một “ổ dịch”, đành phải thực hiện phong tỏa. Tất cả các nhân viên, lãnh đạo bệnh viên phải cách ly tại chỗ, không về nhà. Đến ngày 25/6/2021, thời gian cách ly y tế với Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM kết thúc, mọi thứ mới dần trở lại bình thường.
Trong số 14 vị anh hùng tiêu biểu của Việt Nam, có 2 người là bố vợ và con rể. Họ là những nhân vật vô cùng nổi tiếng, tên được đặt cho nhiều con đường, địa danh ở nước ta.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Vị tướng kém tiếng tiêu diệt con cháu của Gia Cát Lượng, Trương Phi: Nhận cái kết thê thảm bậc nhất Tam Quốc
Khi bị đánh vì mắc lỗi, con chó không phản kháng, lý do đằng sau sẽ khiến bạn suy ngẫm
Bí ẩn nơi chôn cất Gia Cát Lượng: Gần 2.000 năm không ai tìm được, chuyên gia ớn lạnh khi khai quật lăng mộ