Bí ẩn bất ngờ về giờ Ngọ ba khắc
Những vũ khí của Liên Xô khiến Phát xít Đức khiếp đảm trong Thế chiến II / Mộ cổ bí ẩn chứa hài cốt 'công chúa' 2.800 tuổi
Theo lịch pháp cổ đại Trung Hoa, "thời" và "khắc" là 2 đơn vị tính thời gian. Một ngày đêm chia thành 12 thời (mỗi thời tương đương 2 tiếng), phân làm 100 khắc (vạch khắc trên thùng nhỏ nước tính giờ, một ngày đêm thì nước rỏ hết một thùng, mỗi khắc tương đương 15 phút).
Phép tính thời, khắc của người xưa
Giờ Ngọ tương đương 11h đến 13h. Giờ Ngọ ba khắc là gần 12h trưa, lúc Mặt trời ở đỉnh điểm, bóng trên mặt đất thu lại ngắn nhất. Theo cách tính này, giờ Ngọ ba khắc tương đương 11h45 phút trưa.
Người xưa quan niệm đây là thời điểm mà dương khí mạnh nhất.
>> Xem thêm: Bí ẩn về rắn vàng ở ngôi đền thiêng xứ Nghệ
Cách tính giờ, khắc của người xưa. |
Cách tính khắc của người xưa. |
Hành hình phạm nhân vào giờ Ngọ ba khắc
>> Xem thêm: Bất ngờ với cây cầu duy nhất trên thế giới được dệt từ cỏ
Theo sách Công môn yếu lược, người xưa khá mê tín về chuyện hành hình. Họ cho rằng kết liễu sự sống của ai đó chính là “âm sự”. Dẫu cho người bị giết có đáng tội hay không, hồn ma của họ có thể lởn vởn bám theo pháp quan, quan giám trảm, đao phủ và những người có liên quan phán quyết xử tử.
Vì vậy, hành hình vào giờ Ngọ ba khắc - lúc dương khí cực thịnh - sẽ trấn át được âm hồn của phạm nhân. Đây là nguyên nhân chủ yếu người xưa quyết định hành hình vào “giờ Ngọ tam khắc”.
Ngoài ra, theo quan niệm xưa, một nguyên nhân nữa liên quan chính phạm nhân. Giờ Ngọ tam khắc cũng là thời điểm tinh lực con người yếu nhất, kiệt sức, dễ rơi vào trạng thái buồn ngủ. Nếu xử tử lúc này, phạm nhân sẽ ít đau đớn.
Hình luật triều Đường, Tống ở Trung Quốc quy định: Mỗi năm từ tiết lập xuân đến thu phân, các tháng giêng, tháng 5, tháng 9; các ngày đại tế, trai giới, ngày rơi vào 24 tiết khí, ngày mùng một, rằm, thượng huyền, hạ huyền, những ngày "cấm sát" trong tháng (mùng một, mùng tám, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30) không được thi hành tử hình.
Ngoài ra, quy định khi gặp thời tiết “mưa chưa tạnh, Mặt trời chưa mọc” cũng không được hành hình. Theo quy định này, triều Đường, Tống mỗi năm có chưa đến 80 ngày thi hành án tử hình.
>> Xem thêm: Mộ cổ bí ẩn chứa hài cốt 'công chúa' 2.800 tuổi
Dưới thời Minh, Thanh, hình pháp cũng quy định thời gian hành hình như triều Đường, Tống nhưng không quy định giờ giấc cụ thể.
Sách Tỉnh danh hoa chép rằng: "Bây giờ là cuối thu đầu đông. Phàm trong lao ngục của các phủ, châu, huyện, những trọng phạm thuộc vào dạng 'thập ác bất xá' đều đưa ra xử quyết. Hôm ấy, tri huyện Song Lưu là Cao Tiệp, tiếp được thánh chỉ, bèn cho đưa mấy phạm nhân có tên ra ngã tư phố hành hình vào lúc canh năm".
Như vậy, thời điểm hành quyết không phải là giữa trưa.
Clip có thể bạn quan tâm:
- Video: Sự thật gây 'sốc' về Tôn Quyền, đế vương 'khủng' bậc nhất thời Tam Quốc. Nguồn: Tranh Đá Quý Tân Phú Khánh.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất