Bí ẩn 'cây lim hiến thân' 600 tuổi đứng cạnh long sàng của vua Lê: Loạt chi tiết trùng hợp đến khó tin!
Mỹ nữ tài giỏi giàu nhất nhì Sài Gòn xưa, kim cương đong bằng lon nhưng cuối đời cuộc sống khó tin / Nguồn gốc khó tin và vẻ ngoài của con ‘ngáo ộp’, nhiều người Việt Nam ám ảnh nhưng không hề biết
Khu di tích lịch sử Lam Kinh nằm trên địa phận hai huyện Thọ Xuân và Ngọc Lặc, Thanh Hoá. Khu di tích quốc gia đặc biệt này là quê hương cũng như là nơi an nghỉ của anh hùng Lê Lợi và nhiều vị hoàng đế, vương hậu thời Lê Sơ.
Trong khuôn viên rộng lớn của khu di tích lịch sử Lam Kinh có rất nhiều cây quý hiếm hàng trăm năm tuổi. Đặc biệt, những câu chuyện huyền bí liên quan đến những loài cây kỳ lạ ở đây là một bí ẩn.
Trong đó, trong chính điện Lam Kinh (Chính điện bằng gỗ lim lớn nhất Việt Nam) có một cây lim “hiến thân” được cho là vô cùng linh thiêng ở đây!
Theo đó, khu chính điện Lam Kinh được xây dựng ngay sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà (1433) và đưa về đây an táng. Chính điện này gồm 3 tòa nhà có 19 gian, 4 chái, gồm 138 cột gỗ lim.
Ảnh minh họa
Đáng nói, khi khởi công dự án phỏng dựng chính điện Lam Kinh vào năm 2009 có một điều kỳ lạ xảy ra đó là cây cổ thụ cao nhất rừng Lam Kinh (khoảng 600 năm tuổi) đang xanh tươi thì bất ngờ trút hết lá rồi khô cành. Cây cổ thụ này đã chết vào khoảng nửa năm sau đúng lúc thiết kế thi công vừa hoàn thành.
Ban quản lý Di tích lịch sử Lam Kinh cũng từng chia sẻ về sự trùng hợp này: “Trước đó, cây lim này đã được làm hồ sơ công nhận cây di sản. Tuy nhiên, có sự trùng hợp ngẫu nhiên là khi khởi công công trình phục dựng chính điện Lam Kinh, cây bỗng nhiên trút lá. Ban quản lý di tích đã mời các nhà nghiên cứu về xem xét để có phương pháp giúp cây phục hồi lại. Tuy nhiên, cây đã không phục hồi lại được. Vì vậy, ban quản lý đã xin ý kiến các cấp, ngành chức năng được hạ cây lim xuống để sử dụng trong công trình và hiện nay, cây được sử dụng làm cột cái và một số hạng mục khác, trong đó, cột cái là vị trí quan trọng nhất trong chính điện.
Đáng nói, sau khi lễ chặt hạ cây lim được tiến hành thì phát hiện điều kỳ lạ. Thông thường, khi các cây lim cổ thụ tự dưng chết thì sẽ bị rỗng ruột nhưng cây lim này vẫn đặt nguyên 1 khối, phù hợp với làm trụ cho chính điện.
Trùng hợp hơn cả là khi róc hết lớp vỏ ra thì lõi cây lim này trùng khớp với chân đế đá cột cái chính điện xưa để lại là 80cm. Ngoài ra, ngọn cây lim này cũng vừa khít với chân tảng cột quân, hai nhánh thì đủ làm một cột con và một thượng lương. Chính vì những điều kỳ lạ và trùng hợp này mà cây lim này được người ta cho rằng đã ‘hiến thân’ để phục dựng lại chính điện này.
Cây cột lim "hiến thân" được sử dụng trong công trình này khi đứng gần long sàng - nơi ngủ của đức vua Lê Lợi không khác gì một cận vệ canh giấc ngủ cho vua.
“Hiện tại, cột cái được làm từ cây lim đặt ở nơi hậu điện (nơi nghỉ ngơi của vua trước đây), là chốn cung cấm linh thiêng nhất với vị trí đắc địa. Khi dựng 138 cột trong chính điện, cột cái cũng được dựng lên đầu tiên. Cây cột này đứng gần long sàng, nơi ngủ của đức vua Lê Lợi giống như đứng canh giấc ngủ cho vua vậy” - chia sẻ của hướng dẫn viên trong khu di tích Lam Kinh.
Đáng nói, kỳ lạ hơn nữa là Ban quản lý Khu di tích lịch sử Lam Kinh đã nhiều lần trồng vài cây lim nhỏ tại vị trí cây lim “hiến thân” đã sống khoảng 600 năm nhưng không có cây lim nào sống được. Vì vậy mà ‘cây lim hiến thân’ này lại càng được nhiều người cho là bí ẩn, linh thiêng gấp nhiều phần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ