Sự thật ngỡ ngàng về 'Mỏ nước thần hiểu tiếng người' ở Cao Bằng: Chỉ cần đọc đúng 'thần chú' nước sẽ dâng lên?
Khám phá con sông ngắn nhất Việt Nam, là thủy phận của loài ‘quái ngư’ quý hiếm trên thế giới / Thần đồng duy nhất của Việt Nam 4 tuổi 'đi dạo âm phủ' rồi sống lại, đứng đầu 13 công thần tử tiết
Theo đó, hễ người Nùng sống quanh mó nước mà đọc "thần chú", vỗ tay, lấy đá đập vào thành là nước từ trong khe cứ thế dâng lên. Thậm chí nhiều đoạn video quay lại hiện tượng kỳ lạ tại mỏ nước ‘hiểu tiếng người này’ còn được chia sẻ lên mạng xã hội và nhận hàng triệu lượt xem.
Ảnh minh họa
Đây là mỏ nước có diện tích 100m2, sâu 3m. Mực đước trong lòng chảo này dao động theo mùa. Vào mùa mưa, nước dâng lên ngập cả khu Rằng Phặt và khi nước rút thì mực nước trung bình là 1m. Vào mùa khô, mỏ nước lộ ra một hốc đã chứa nước với đường kính 1m. Cách đó khoảng 3m là một hang đá. Theo tương truyền thì đây là nơi trú ngụ của 3 cô gái!
Theo đó, đây là 3 cô gái xuất thân trong gia đình giàu có nhất làng tên là Sằm, Sỏi, Mỏi. Dù đến tuổi cập kê và có nhiều chàng trai đến hỏi nhưng cả 3 đều từ chối. Sau đó cả 3 cô đã bị cha nhốt vào hàng đá để canh giữ kho báu của gia đình đang giấu ở đây. Người cha dặn nếu có kẻ trộm đến thì các con gái hãy dâng nước bịt khe đá để chặn lối vào hang.
“Tý Sằm, Tý Sỏi, Tý Mỏi Rằng Phặt / Sặc Kim, Sặc Ngằn lố/ Bó áu nặm khảu mà/ Boong au ngằn léo lớ” (Cô Sằm, Cô Sỏi, Cô Mỏi Rằng Phặt, trộm vàng trộm bạc đến, không dâng nước lên/ kẻ trộm lấy vàng hết đấy) - được cho là tiếng cảnh báo kẻ trộm đến cưới cho 3 cô con gái trong câu truyện được tương truyền này.
Đây cũng được xem là câu ‘thần chú’ để gọi mỏ nước dâng lên. Du khách khi đến đây trải nghiệm sẽ vỗ tay mạnh hoặc lấy đá, lấy cây đập mạnh vào trong lòng hang và gọi ‘các cô’ từ 3-5 lần. Sau khi cất tiếng gọi, trong hang sẽ xuất hiện tiếng róc rách, nước ở dưới hốc đá cũng dần dâng lên. Vào mùa mua, cả mỏ nước thậm chí còn sủi lên sùng sục. Vì thế mà mỏ nước ở đây được gọi là “Rằng Phặt”.
Chu kỳ dâng nước sau khi có tác động âm thanh thì mực nước lên liên tục 2, 3 lần khoảng 10-25 cm thì ngưng lại. Sau khoảng 10-15 phút nước rút xuống rồi lại tiếp tục dâng lên.
Về hiện tượng kỳ bí về ‘mỏ nước hiểu tiếng người’ này, PGS.TS Trần Tân Văn - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã từng có sự lý giải như sau: “ Khi người ta hô, gọi hoặc vỗ tay sẽ tạo ra luồng không khí, tạo ra tiếng động, tạo ra sóng âm thanh lan truyền trong không khí, tác động vào các vật thể xung quanh như mặt đất, mặt nước, bề mặt của các khối đá, các hang hốc... Tác động vào mặt nước sẽ khiến cho mặt nước xao động, thậm chí lõm xuống. Nước là dạng vật chất không thể nén thêm được nên lõm chỗ này nghĩa là đồng thời sẽ dềnh lên ở chỗ khác. Hiện tượng xảy ra ở mỏ nước thần rất kỳ lạ, độc đáo vì mực nước dâng lên, hạ xuống khá lớn, khá lâu, có lẽ chỉ xảy ra khi kết hợp thêm một số yếu tố nữa. Thứ nhất, nước ở Rằng Phặt rất sẵn, rất nhiều, mùa nào cũng có trong khi các khu vực xung quanh có thể khô cạn. Ta biết rằng hơn một nửa diện tích CVĐC Non Nước Cao Bằng là đá vôi, đặc biệt là rất phát triển các hệ thống hồ-sông-hang ngầm karst liên thông với nhau, kiểu như quần thể 36 hồ-sông-hang ngầm Thang Hen, trong đó Thang Hen là hồ chính, nhận nước từ các hồ, sông-hang ngầm khác. Có thể Rằng Phặt cũng là một cái “rốn tụ thủy” như vậy.
Thứ hai, mực nước dâng lên, hạ xuống khá lớn ở Rằng Phặt có thể là do hiện tượng cộng hưởng. Ta vẫn thường nghe chuyện ở các vùng miền núi, khi hô lên một tiếng thì từ các vách núi xung quanh sẽ vọng lại cả một tràng dài rất lớn. Có thể cấu trúc không gian hồ-sông-hang karst ngầm ở Rằng Phặt đặc biệt đến mức mà tiếng gọi các cô Sằm, cô Sỏi, cô Mỏi, khi len lỏi, dội đi, dội lại trong đó đã cộng hưởng, trở nên lớn hơn, tạo áp lực lớn hơn rất nhiều lần lên mặt nước, khiến mực nước dềnh lên, rút xuống lớn đến thế.”
Chính vì hiện tượng kỳ lạ này mà Mỏ nước thần ở Cao Bằng đã trở nên vô cùng nổi tiếng, trở thành điểm đến thú vị chứa đựng giá trị khoa học độc đáo cũng như những câu chuyện được bà con tương truyền, kể cho du khách.
Nhiều người khách phương xa thậm chí còn đến đây để xin ‘Ba cô’ bảo vệ và ban phát tiền tài.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'