Khám phá

Bí ẩn chưa có lời giải đáp về siêu cấu trúc ngoài hành tinh

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra dải cấu trúc phát sáng kì lạ nằm gần một ngôi sao xa xôi có tên là KIC 8462852.

Bạn sẽ không thể 'rời mắt' khi ngắm nhìn những bức ảnh đẹp tuyệt vời này của vũ trụ / Choáng váng "quái vật vũ trụ" bằng 50.000 lần Mặt Trời

Cho đến nay, vẫn chưa ai có thể giải thích được về nguồn gốc hay nguyên nhân tạo ra dải sáng bí ẩn này. Khi một hành tinh có kích thước trung bình quay xung quanh một ngôi sao, nó sẽ khiến cho độ sáng của ngôi sao chỉ giảm xuống khoảng 1% . Nhưng ngôi sao KIC 8462852 đã bị giảm độ sáng lên đến 22%.

Điều này chứng tỏ dải cấu trúc này có kích thước to lớn đến mức khủng khiếp.

Bí ẩn chưa có lời đáp về siêu cấu trúc ngoài hành tinh - 1

Vẫn chưa ai có thể giải thích được về nguồn gốc hay nguyên nhân tạo ra dải sáng bí ẩn này.

Lời giải thích thỏa đáng nhất được đưa ra cho đến nay là ngôi sao KIC 8462852 đã bị một lượng lớn sao chổi vây kín xung quanh. Chính phần đuôi của những sao chổi này đã tạo ra một lượng bụi khổng lồ làm mờ đi một phần lớn ánh sáng của KIC 8462852.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã dùng các phương pháp phân tích lịch sử kéo dài hơn 100 năm trước của ngôi sao này và chứng minh được giả thuyết trên là hoàn toàn bất hợp lý.

Khi dạng ánh sáng kỳ lạ nằm gần ngôi sao KIC 8462852 được công bố vào năm trước, các nhà thiên văn học đã vô cùng bối rối xen lẫn phấn khích.

Giả thuyết sao chổi lúc đó được phần đông các nhà khoa học ủng hộ. Họ cho rằng có một ngôi sao lạ đã bay vào hệ thống sao KIC 8462852.

Ngôi sao này đã làm rối loạn lực hấp dẫn giữa các thiên thể và cuốn theo một lượng rất lớn các sao chổi nhỏ hơn về phía mình. Tuy nhiên, KIC 8462852 cũng có khối lượng khá lớn nên đã hút các sao chổi về phía ngược lại, tạo ra một cảnh tượng rất hỗn loạn và che lấp đi phần lớn ánh sáng của KIC 8462852.

 

Vậy giả thuyết này có điều gì sai?

Nhà thiên văn học Tabetha Boyajian đến từ Đại học Yale và các đồng nghiệp của cô đã kiểm tra lại những tấm ảnh chụp thiên văn do kính thiên văn vũ trụ chụp được trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013, kết hợp dùng phương pháp phân tích lùi 100 năm.

Họ nhận ra rằng chỉ trong giai đoạn từ 1890 và 1989, KIC 8462852 đã giảm độ sáng lên đến 20%.

Các nhà khoa học cho rằng, đối với một ngôi sao có kích thước lớn như KIC 8462852, để mờ đi khoảng 20% trong quá trình kéo dài một thế kỷ sẽ cần phải có tới 648.000 ngôi sao chổi (mỗi cái có diện tích khoảng 200 km2) đã bay qua và che lấp KIC 8462852. Và tất nhiên điều này là hoàn toàn phi lý.

Vì thế, hiện nay siêu cấu trúc khổng lồ này vẫn là một trong những bí ẩn chưa có hồi kết, làm đau đầu những bộ óc vĩ đại nhất trong ngành thiên văn và vũ trụ học.

 

Một giả thuyết khác cũng được đặt ra là KIC 8462852 có tính chất tương tự như một hành tinh khí khổng lồ nằm trong một hệ mặt trời đầy bụi bặm. Điều đó sẽ làm cho ánh sáng của nó trở nên yếu ớt và mờ ảo.

Tuy nhiên, khi phân tích ánh sáng của KIC 8462852, các nhà khoa học đã hoàn toàn phản bác giả thuyết đây là một hành tinh khí.

Chỉ có duy nhất một yếu tố được xác định chắc chắn: Quá trình mờ đi của KIC 8462852 đã kéo dài từ từ qua hàng trăm năm nay chứ không phải là một sự kiện xảy ra tức thời.

Sự bí ẩn của siêu cấu trúc nằm gần KIC 8462852 thậm chí đã thu hút sự chú ý của Cơ quan toàn cầu phụ trách tìm kiếm trí thông minh ngoài hành tinh (SETI).

Họ cho rằng, đây có thể là một công trình khổng lồ của người ngoài hành tinh đang xây dựng.

 

Tuy nhiên, nếu có một nền văn minh ngoài nhân loại nào đang tồn tại ở KIC 8462852 thì có lẽ họ là những sinh vật khá im lặng. Vì các nhà khoa học không nhận được bất kì một loại sóng tín hiệu nào phát ra từ nơi này.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm