Bí ẩn “cổng địa ngục” rực cháy giữa sa mạc
“Cổng địa ngục” ở Derweze, thuộc sa mạc Karakum, Turkmenistan đã rực cháy suốt 43 năm qua, trở thành một trong những địa danh tuyệt vời nhất thế giới.
Cá sấu khổng lồ vật vã nhai nát con cua móng ngựa / Kịch tính: Cá sấu đối đầu sư tử cái không khoan nhượng


Trong quá trình khoan dò tìm khí gas, máy móc và thiết bị của các nhà địa chất Liên Xô bị "nuốt chửng" xuống dưới lòng đất.

Kể từ đó cho đến nay, ngọn lửa vẫn cháy sáng bền bỉ suốt 43 năm.

Người dân nơi đây đặt tên cho hang động lạ lùng này là "cổng địa ngục" vì khi cháy, ngọn lửa ở đây có màu cam sáng và đun sôi những lớp bùn.

Đường kính của "cổng địa ngục" ở sa mạc Karakum lên đến 70m.

Người dân đứng cách "cổng địa ngục" hàng nghìn km vẫn có thể nhìn thấy cảnh quan kỳ vĩ ở hang động này.

"Cổng địa ngục" có độ sâu lên đến 20m. Rất nhiều du khách và nhiếp ảnh gia thích đến đây chụp ảnh và ngắm nhìn những ngọn lửa cháy suốt 43 năm qua.

Ban đầu, các nhà khoa học đã cho đốt ngọn lửa ở "cổng địa ngục" và cho rằng, nó chỉ cháy trong vài ngày vì lo sợ khí mê tan bị rò rỉ sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân gần đó. Tuy nhiên, ngọn lửa vẫn bền bỉ tồn tại mặc dù giới chuyên gia đã thử một số biện pháp để "dập lửa".

Rất nhiều người mạo hiểm đứng gần "cổng địa ngục" để nhìn rõ hơn cảnh quan ngoạn mục này.

Một số nhiếp ảnh gia đã ví "cổng địa ngục" ở sa mạc Karakum như hơi thở của rồng. Người dân nơi đây cũng đồn rằng, các nhà khoa học thăm dò khí gas đã nghe thấy hàng ngàn, hàng triệu linh hồn la hét ở "cổng địa ngục".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đại tá Bùi Quang Thận – Người cắm cờ giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975
CLIP: Mãn nhãn trước màn tử chiến gay cấn của rắn hổ mang chúa và trăn gấm
CLIP: Cho sư tử ăn, người quản thú bất ngờ bị chúa sơn lâm tấn công và cái kết 'thót tim'
Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
CLIP: Bị đàn cá sấu vây hãm, linh dương đầu bò vẫn có màn 'lội ngược dòng' khó tin

Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
Cột tin quảng cáo