Bí ẩn ‘cổng địa ngục’ rực cháy suốt 50 năm
DNVN - Ngọn lửa được biết đến với cái tên “cổng địa ngục” thuộc Derweze, sa mạc Karakum, Turkmenistan. Đây là một trong những mỏ khí tự nhiên có trữ lượng lớn nhất trên thế giới, chỉ từ một sai lầm trong quá khứ mà nó đã cháy suốt 50 năm.
Bí ẩn trong ngôi mộ cháu trai 10 đời của Chu Nguyên Chương: Lịch sử nhà Thanh phải viết lại! / Bức ảnh bí ẩn chụp bé gái mờ ảo trong khu rừng khiến cả thị trấn náo loạn, 2 tháng sau, một cú điện thoại khiến mọi người ngã ngửa
Năm 1971, các nhà địa chất Liên Xô đưa máy móc đến Derweze để khoan dò tìm trữ lượng khí gas, tại đây họ đã phát hiện 3 hố khí với trữ lượng khổng lồ. Ban đầu, 2 hố khí được khoan thành công ngoài mong đợi, đến hố khí thứ 3 đã xuất hiện hiện tượng sụt lún và kết quả là tạo thành “cổng địa ngục” ngày nay. Trong quá trình khoan, mặt đất phía trên hang động này đã sụp xuống và nuốt trọn toàn bộ số thiết bị của các nhà địa chất. Hố sâu lớn được tạo thành với đường kính 70m.
Hố sụt bốc cháy suốt 50 năm.
Tuy không gây thiệt hại về người nhưng một lượng lớn khí metan thoát ra đã gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và người dân địa phương cùng các khu vực lân cận. Lo ngại khí độc sẽ thoát ra khỏi lỗ hổng, các nhà địa chất lúc bấy giờ đã quyết định đốt hố khí với hy vọng ngọn lửa sẽ tắt trong một vài ngày nhưng cho đến nay, mấy chục năm trôi qua, ngọn lửa vẫn chưa có dấu hiệu ngừng cháy. Chính vì lí do này mà người dân nơi đây gọi hố khí này là “cổng địa ngục”.
Tháng 4/2010, sau khi thị sát tại khu vực này, Tổng thống Gurbanguly Berdimuhamedow đã yêu cầu lấp hố khí đi. Tuy nhiên, đến này yêu cầu này vẫn chưa được thực hiện do nơi đây là một địa điểm tham quan vô cùng nổi tiếng với những người ưa mạo hiểm.
Đến nay, ngọn lửa này đã cháy tròn 50 năm, gây thiệt hại hàng chục tỷ USD. Ngọn lửa cháy ngùn ngụt và tạo ra một vùng ánh sáng vàng có thể nhìn thấy khi ở cách đó hàng nghìn km. Có nhiều nhiếp ảnh gia đã đến đây và ghi lại những khoảng khắc tuyệt vời của những đốm lửa đã thắp sáng cả bầu trời đêm trong nửa thế kỷ qua.
Lỗ hổng này nằm cách thủ đô Ashgabat của Turkmenistan 260km về phía bắc. Sa mạc Karakum hay còn gọi là hoang mạc Karakum, là một hoang mạc ở Trung Á. Tên của hoang mạc này có nghĩa là Cát đen trong ngôn ngữ Turk. Nó chiếm gần 70% diện tích hay 350.000 km² của Turkmenistan. Nơi đây là một trong những vùng đất khô hạn nhất thế giới. Tuy không sở hữu khối đất đai màu mỡ nhưng đổi lại họ có cho mình trữ lượng khí tự nhiên và dầu mỏ đứng thứ 5 thế giới.
Quốc Bảo (Theo Live Science)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Phát hiện mới về nguyên nhân tuyệt chủng của loài 'quái vật' biển cổ dài
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Cột tin quảng cáo