Bí ẩn hiện tượng Mặt Trăng đột ngột biến mất trên bầu trời: Gần 1.000 năm vẫn khiến giới khoa học day dứt
Giải mã quá trình hình thành của Mặt Trăng / Trái Đất đang khiến Mặt Trăng teo nhỏ dần
1. "Cổng địa ngục" che khuất bầu trời
Cách đây gần một thiên niên kỷ (1.000 năm), một biến động lớn đã xảy ra trong bầu khí quyển Trái Đất: Một đám mây khổng lồ chứa rất nhiều hạt lưu huỳnh trải khắp tầng bình lưu, biến bầu trời tối đen như mực, trước khi rơi xuống Trái Đất.
Sở dĩ ngày này chúng ta biết đến sự kiện này là vì, các nhà nghiên cứu đã khoan và phân tích lõi băng - các mẫu được lấy từ sâu bên trong các tảng băng hoặc sông băng - nơi lưu trữ sol khí lưu huỳnh sinh ra bởi các vụ phun trào núi lửa khổng lồ lan đến tầng bình lưu (nằm ở độ cao vào khoảng từ 16 km đến 80 km trên mực nước biển) sau đó lắng lại trên bề mặt hành tinh chúng ta.
'Tác giả' của đám mây lưu huỳnh khổng lồ, che khuất cả bầu trời khi đó là ngọn núi lửa Hekla cao 1.491 mét của Iceland. Thời Trung cổ, người châu Âu gọi ngọn núi lửa này là "Cổng địa ngục".
Thời Trung cổ, người châu Âu gọi ngọn núi lửa Hekla này là "Cổng địa ngục". Nguồn: ALAMY
Là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất Iceland, Hekla rất thường xuyên thức giấc. Các vụ phun trào lớn thường xuyên của núi lửa đã bao phủ phần lớn Iceland bằng tephra (mạt vụn núi lửa). Đó là lý do trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu cho rằng núi lửa Hekla đã làm Mặt Trăng biến mất khỏi tầm nhìn của con người năm 1110 (cách đây 910 năm).
TUY NHIÊN, theo nghiên cứu mới dẫn đầu bởi Tiến sĩ cổ khí hậu học Sébastien Guillet từ Đại học Geneva ở Thụy Sĩ, Hekla không phải là nguyên nhân. Vậy, sự kiện Mặt Trăng biến mất khỏi tầm mắt xảy ra như thế nào? nguyên nhân do đâu?
2. Nguyệt thực đen năm 1110
Theo các ghi chép của NASA dựa trên các ghi chép về thiên văn cổ, 7 lần nguyệt thực toàn phần có thể quan sát được ở châu Âu trong 20 năm đầu tiên của thiên niên kỷ trước, xảy ra vào giữa các năm 1100 và 1120.
Trong số này, một nhân chứng quan sát nguyệt thực toàn phần xảy ra vào tháng 5/1110 đã viết về bóng tối đặc biệt của Mặt Trăng trong hiện tượng này, như sau:
"Vào đêm thứ năm trong tháng 5/1110, Mặt Trăng xuất hiện ánh sáng rực rỡ vào buổi tối, nhưng sau đó ánh sáng của nó giảm dần. Ngay khi màn đêm buông xuống, nó đã bị dập tắt hoàn toàn, không ánh sáng, không hình cầu, cũng không có bất cứ thứ gì được nhìn thấy. Mặt Trăng hoàn toàn biến mất trước mắt", trích đoạn trong cuốn Biên niên sử Peterborough.
Rất nhiều nhà thiên văn học đã thảo luận về nguyệt thực tối bí ẩn và bất thường này. Hàng thế kỷ sau khi nó xảy ra, nhà thiên văn học người Anh Georges Frederick Chambers (1841–1915) đã viết rằng: "Rõ ràng sự kiện nguyệt thực toàn phần xảy ra năm 1110 này là một ví dụ của NGUYỆT THỰC ĐEN ('black' lunar eclipse) khi Mặt Trăng trở nên vô hình trên bầu trời thay vì tỏa sáng với màu đỏ đồng quen thuộc".
Sự kiện nguyệt thực toàn phần xảy ra năm 1110 này là một ví dụ của NGUYỆT THỰC ĐEN ('black' lunar eclipse) khi Mặt Trăng trở nên vô hình trên bầu trời thay vì tỏa sáng với màu đỏ đồng quen thuộc". Ảnh minh họa: NASA
Nhóm tác của nghiên cứu nhận định: Mặc dù sự kiện này đã nổi tiếng trong lịch sử thiên văn học, tuy nhiên, chúng tôi không cho rằng sự hiện diện của các sol khí lưu huỳnh trong tầng bình lưu do núi lửa Hekla gây ra không đủ lớn để trở thành nguyên nhân gây ra sự kiện bất thường đó của Mặt Trăng.
"Các hiện tượng quang học khí quyển ngoạn mục liên quan đến các sol khí núi lửa ở độ cao lớn đã thu hút sự chú ý của các nhà biên niên sử từ thời cổ đại. Đặc biệt, độ sáng được báo cáo của nguyệt thực có thể được sử dụng để phát hiện các sol khí núi lửa trong tầng bình lưu sau các vụ phun trào lớn", nhóm nghiên cứu viết.
Nếu vậy, ngọn núi lửa nào chịu trách nhiệm cho đám mây lưu huỳnh khổng lồ, làm che khuất cả Mặt Trăng năm 1110?
Mặc dù không thể biết chắc chắn, nhóm nghiên cứu cho rằng lời giải thích khả thi nhất là ngọn núi lửa Asama trên đảo Honshū của Nhật Bản, nơi đã tạo ra một vụ phun trào khổng lồ kéo dài hàng tháng vào năm 1108 - lớn hơn đáng kể so với vụ phun trào sau đó vào năm 1783, giết chết hơn 1.400 người.
Một cuốn sách từng ghi lại sự kiện năm 1108 rằng: "Có một ngọn lửa khổng lồ trên đỉnh núi lửa, sau khi phun trào, các lớp tro núi lửa dày đặc ở khắp mọi nơi. Đây là điều chưa từng xảy ra. Chuyện xảy ra thật kỳ lạ và hiếm có".
Ngoài các ghi chép về vụ phun trào khổng lồ của núi lửa Asama, các nhà nghiên cứu cũng xem xét bằng chứng về vòng cây, cho thấy năm 1109 là một năm lạnh đặc biệt (khoảng 1 độ C ở Bắc bán cầu).
Các tài liệu này cho thấy, vào đầu những năm 1100 đã xảy ta liên tiếp các thảm họa tự nhiên, có tác động đến khí hậu và xã hội thời đó. Hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra năm 1110, thay vì xuất hiện những hình ảnh quen thuộc, cũng vì những sự kiện thiên nhiên cộng dồn lại gây nên.
Rất có thể khí lưu huỳnh, tro bụi núi lửa sinh ra từ vụ phun trào khổng lồ kéo dài hàng tháng trời của Asama đã tạo thành lớp chăn dày che khuất Mặt Trăng vào đêm tháng 5 năm 1110 năm đó. Tất nhiên, việc lý giải nguyên nhân sự kiện năm 1110 gặp không ít khó khăn, vì thế, giới khoa học đang tiếp tục tìm hiểu sự việc cách đây gần 1000 năm đó.
Những phát hiện được báo cáo trong Scientific Reports.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?