Khám phá

Bí ẩn khoa học đằng sau màu sắc lúc Mặt Trời mọc và lặn

Ngoài việc có cơ hội chiêm ngưỡng cảnh sắc ngoạn lúc bình minh và hoàng hôn, bạn thậm chí có thể dự báo thời tiết từ chúng.

Dấu hiệu lạ từ "hệ mặt trời" khác: Do người ngoài hành tinh? / "Sốc": Hành tinh xanh lơ trong Hệ Mặt Trời đang "biến hình"

"Bầu trời đỏ vào ban đêm là niềm vui của người chăn cừu! Bầu trời đỏ vào buổi sáng là lời cảnh báo của người chăn cừu." Đây là một câu cách ngôn bạn nên suy ngẫm nếu gần đây bạn có dịp bắt gặp cảnh tượng ngoạn mục lúc Mặt Trời mọc và lặn.

Trước khi Kinh Thánh ra đời và có lẽ còn xa xôi hơn nữa, những câu cách ngôn huyền thoại như thế này được lưu truyền như là một kinh nghiệm đế con người hiểu và lường trước những hình thái thời tiết phổ biến.

Câu cách ngôn về "bầu trời đỏ" hiện hữu trong các nền văn hóa trong nhiều thế kỷ qua, và đến nay khoa học hiện đại đã có thể giải thích lý do xảy ra hiện tượng này.

Vì sao bầu trời đỏ vào lúc bình minh và hoàng hôn?

Mặt Trời xuống thấp trên đường chân trời lúc bình minh và hoàng hôn. Vào những thời điểm này trong ngày, ánh sáng mặt trời phải đi qua nhiều tầngkhí quyển để đến được chỗ chúng ta. Khi ánh sáng chạm vào bầu khí quyển, nó bị phân tán, đặc biệt là khi có bụi, khói và các hạt khác trong không khí.

Bí ẩn khoa học đằng sau màu sắc lúc mặt trời mọc và lặn - 1

Bầu trời đỏ là một cảnh tượng ngoạn mục. (Ảnh: Unsplash)

Sự phân tán này ảnh hưởng nhiều nhất đến phần màu xanh của quang phổ ánh sáng. Vì vậy, khiánh sáng mặt trời đến được mắt chúng ta, nó thường có nhiều phần màu đỏ và màu vàng do đây là những màu còn sót lại của quang phổ.

Các hạt bụi và khói thường tích tụ trong bầu khí quyển bên dưới các hệ thống áp suất cao, chúng thường liên quan đến thời tiết khô và ổn định. Nếu bạn đã từng đến Darwin ở Lãnh thổ phía Bắc của Úc trong mùa khô (khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 9), bạn sẽ biết cảnh hoàng hôn màu đỏ và cam rực rỡ là như thế nào, và hầu như nó xuất hiện hàng ngày.

Điều này có thể hiểu được một cách dễ dàng - vì khi bầu trời đi qua nơi đẹp nhất vào thời điểm này trong năm, nó thường chứa đầy những hạt bụi do gió đông nam khô thổi bốc lên từ đất, cũng như khói từ các đám cháy lan rộng trong môi trường.

Bầu trời đỏ dự báo thời tiết như thế nào?

Ở các khu vực trên thế giới, nơi các hệ thống thời tiết đều đặn di chuyển từ phía tây sang phía đông, bao gồm cả các khu vực phía nam của Úc, câu cách ngôn về "bầu trời đỏ" thường chính xác. Bầu trời có màu đỏ lúc Mặt Trời mọc có nghĩa làmột khu vực có áp suất cao và thời tiết tốt đã di chuyển về phía đông.Điều này khiến một frông lạnh (rìa phía trước của khối khí lạnh và khô hơn, đang chuyển động và thay thế dần cho khối khí nóng hơn phía trước nó) và dải mưa – di chuyển đến từ phía tây.

 

Trong khi đó, một bầu trời hoàng hôn rực rỡ sắc đỏ cho chúng ta biết tình hình thời tiết đang dần tốt lên trong ngày hôm sau.

Trên khắp miền bắc nước Úc và các khu vực khác của vùng nhiệt đới, câu cách ngôn về "bầu trời đỏ" là phương pháp dự đoán thời tiết không đáng tin cậy. Ở những khu vực này, các kiểu thời tiết thường rất địa phương hóa, chúng không di chuyển theo hướng đặc biệt nào cả, và các hệ thống thời tiết nhiệt đới lớn hơn thường di chuyển từ đông sang tây.

Bầu trời đỏ và mây

Thứ thường khiến cho cảnh tượng bầu trời đỏ lúc bình minh và hoàng hôn thậm chí còn trở nên ngoạn mục hơn là vị trí của Mặt Trời trên bầu trời, liên quan đến mây. Khi Mặt Trời xuống thấp tại đường chân trời, các tia sáng chiếu lên mặt dưới của đám mây trên bầu trời, và làm phản chiếu lại sắc đỏ và cam sáng khiến cho bầu trời trông như thể đang rực lửa.

 

Bí ẩn khoa học đằng sau màu sắc lúc mặt trời mọc và lặn - 2

Bạn có thể dự đoán được thời tiết bằng cách nhớ câu cách ngôn “bầu trời đỏ”. (Ảnh: soha)

Với một bình minh đỏ rực, có nhiều khả năng bầu trời phía đông không có mây và thời tiết thì đẹp hơn, chúng cho phép Mặt Trời chiếu vào những đám mây trên cao đang di chuyển với thời tiết dần xấu đi đến từ phía tây. Hoàng hôn trên nền trời đỏ, làm cho bầu trời phía tây có thể trở nên trong hơn, với những tia sáng Mặt Trời chiếu lên các đám mây xa hơn về phía đông.

Vì vậy, nếu lần sau bạn có dịp chiêm ngưỡng một bình minh hay hoàng hôn ngoạn mục, hãy lưu ý câu cách ngôn "bầu trời đỏ" và bạn sẽ trở thành chuyên gia trong việc dự báo thời tiết trong một chu kì ngắn!

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm