Bí ẩn về ngọn đèn ‘ngàn năm không tắt’ trong ngôi mộ cổ
Chui vào bụng voi trốn, linh cẩu suýt bị sư tử giết / Tiết lộ bất ngờ về 'sinh vật lạ' bên trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Vào giai đoạn trước, những phát hiện về các ngọn đèn "ngàn năm không tắt" trong mộ cổ từng làm chấn động giới khảo cổ thế giới. Ngọn đèn này thường đượcdân chúng thời xưa thắp vào đêm 30 hoặc trong những dịp thờ cúng.
Tương truyền rằng, ngọn đèn này có tên gọi là "Trường Minh Đăng" vì sở hữu ánh sáng không dễ bị dập tắt.Loại đèn này từng mà được sử dụng trong các ngôi mộ cổ của bậc đế vương và giới quý tộc ở cả phương Đông lẫn phương Tây.
Tại các lăng mộ của Hoàng đế Trung Hoa, Trường Minh Đăng được phát hiện tương đối nhiều. Điều này xuất phát từ quan niệm của cổ nhân về việc nơi an nghỉ của Hoàng đế ở thế giới bên kia cũng phải huy hoàng và sáng lạn như chốn hoàng cung.
Trong một số lăng mộ thuộc các nền văn minh Ai Cập, Hy Lạp và La Mã cổ đại, loại đèn này cũng được sử dụng từ hàng ngàn năm về trước với niềm tin rằng ánh sáng của đèn Trường Minh có thể xua đuổi bóng tối và soi đường cho người quá cố.
Những ngọn đèn "ngàn năm không tắt" trong các ngôi mộ cổ. Ảnh minh họa
Công nguyên năm 1400, sử cũ ghi lại về sự xuất hiện của Trường Minh Đăng trong một ngôi mộ La Mã cổ đại. Theo đó, khi những người khai quật tiến vào, ánh sáng từ ngọn đèn ấy vẫn kiên trì cháy dù đã hơn 2000 năm.Càng thần kỳ hơn là ở chỗ, ngọn đèn dù gặp gió, gặp nước vẫn "bình an vô sợ", cách duy nhất để tắt đèn là đổ hết chất lỏng ở bên trong ra ngoài.
Vào năm 1610, ngôi mộ của một nhà giả kim tên là Carlos Cruz lần đầu được khai quật sau 120 năm. Khi mở cửa vào lăng mộ, những người chứng kiến không khỏi kinh ngạc khi phát hiện ra một ngọn đèn vẫn đang cháy dù đã được chôn vùi hơn 1 thế kỷ.
Theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu lúc bấy giờ, cây đèn này thường được làm từ đồng thau hoặc sắt, chế tạo thành hai tầng. Tuy nhiên, từ kết cấu cho tới chất liệu hay tâm đèn của Trường Minh Đăng đều không có gì đặc biệt.
Vì vậy, giới chuyên gia kết luận rằng "chìa khóa" giúp những cây đèn ấy vẫn cháy dù đã trải qua cả trăm ngàn năm chính là nằm ở chất đốt. Mặc dù chất đốt của Trường Minh Đăng được xác định là mỡ động vật. Nhưng người thời bấy giờ chưa xác định được đó là mỡ của loài vật nào.
Trải qua năm tháng cùng sự phát triển của khoa học và văn minh nhân loại, bí mật về những cây đèn ngàn năm không tắt trong mộ cổ đế vương đến nay cuối cùng cũng có lời giải đáp.
Một số người cho rằng, những ghi chép của các nước đủ để khẳng định sự tồn tại của những ngọn đèn ngàn năm không tắt, hoặc chí ít cũng là ngọn đèn có thời gian thắp sáng rất dài. Chỉ có điều, công nghệ để tạo nên chúng giờ đã thất truyền, khiến con người của xã hội hiện đại không thể lý giải về chúng.
Một quan điểm khác lại cho rằng, tuy có nhiều ghi chép, nhưng trên thực tế, con người chưa tận mắt trông thấy ngọn đèn kỳ lạ này. Thêm nữa, năng lượng để đèn thắp sáng hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm cũng trái ngược hoàn toàn với Định luật bảo toàn năng lượng được nhân loại công nhận.
Vì vậy, những ngọn đèn vĩnh cửu thực chất chỉ là sản phẩm thêu dệt, tưởng tượng của con người chứ không hề có thật. Lại thêm ý kiến rằng, có lẽ đây chỉ là kiểu đùa thông minh của người cổ đại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Vị đại tướng đốt toàn bộ bản kiểm điểm của các cán bộ, là huyền thoại được đích thân Bác Hồ đặt bí danh
Profile khủng của sĩ quan Công an Việt Nam đầu tiên làm Chánh Văn phòng cố vấn Cảnh sát LHQ ở New York
Tiết lộ 1 nơi ở Trung Quốc, nơi 'vàng' mọc trên cây
CLIP: Bị 3 con báo săn bao vây, linh dương nổi điên húc thủng bụng kẻ đi săn, thành công thoát thân
Nổi tiếng đa nghi, tại sao Tào Tháo lại đặt trọn niềm tin vào Hạ Hầu Đôn?