Bí ẩn lăng mộ hoàng đế chôn cùng lá chè cổ nhất thế giới
Bí ẩn lạnh người về khu vườn động vào bất cứ thứ gì cũng 'chết ngay' lập tức / Bí ẩn hóa thạch động vật ăn thịt hoàn chỉnh
Các nhà khảo cổ học phát hiện lá chè lâu đời nhất thế giới chôn cùng kho báu hoàng gia trong lăng mộ của một hoàng đế Trung Hoa cổ đại hơn 2.150 năm trước.Số lá chè này giúp cung cấp một số bằng chứng sớm nhất về con đường tơ lụa cổ xưa phát triển khắp châu Á từ Trung Quốc sang châu Âu, theo Dailymail.
Hoàng đế Jing, hoàng đế đời thứ tư của nhà Tây Hán rất thích uống trà, do đó, ông muốn chôn cất số lượng lớn lá chè cùng mình để có thể tiếp tục uống ở thế giới bên kia.Các chuyên gia phát hiện ra chỗ cất giấu số lượng lớn búp chè tại một trong các hố chôn cất xung quanh lăng mộ được xây dựng cho hoàng đế và phu nhân ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Mặc dù nguyên liệu này đã bị phân hủy nhưng phân tích cho thấy đây là những búp chè có chất lượng tốt nhất đến từ loại chè Camellia.Tiến sĩ Houyuan Lu, một nhà khảo cổ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc ở Bắc Kinh, và các đồng nghiệp nói rằng họ cũng đã thấy những búp trà tương tự trong một ngôi mộ ở Tây Tạng. Chúng có niên đại những năm 200 sau Công Nguyên và là số lượng chè sớm nhất được vận chuyển và buôn bán theo con đường mà sau này được biết đên là con đường tơ lụa.
Những lá chè cổ này có ý nghĩa quan trọng trong khảo cổ họcĐặc biệt, chè được trồng cách đây 2.150 năm trước để phục vụ cho thói quen uống trà của nhà Tây Hán trước khi lan rộng sang các nước Trung Á. Điều này thấy rằng một trong những nhánh của con đường tơ lụa là đi qua miền tây Tây Tạng vào thời điểm đó.Trước khi phát hiện lá chè trong lăng mộ hoàng đế Jing, bằng chứng về thức uống lâu đời nhất là văn bản 2.000 năm đề cập đến thức uống này.
Hoàng đế Jing là một nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, ông đã dập tắt các cuộc khởi nghĩa và trao lại việc nắm quyền cho con trai là hoàng đế Wu. Ông cai trị từ năm 157 trước Công Nguyên cho đến khi qua đời vào băm 141 và được chôn cất tại lăng mộ Yangling ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây.
Trong ngôi mộ của hoàng đế Jing, cơ quan chức năng còn phát hiện hơn 50.000 bức tượng đất nung, vải sợ, các loại vũ khí, xe ngựa và động vật. Khu vực này đã được khai quật vào năm 1990 nhưng đến bây giờ các nhà nghiên cứu mới có thể phân tích được các nguyên liệu thực vật trong đó. Sử dụng kính hiển vi điện tử và phép đo phổ lớn cho thấy các mẫu chè này tương tự như các mẫu chè hiện đại ngày nay và có nồng độ cafein cao.
Cùng với đó, họ cũng kiểm tra các nguyên liệu thực vật tìm thấy trong một ngôi mộ tại nghĩa trang Gurgyam, Nigari, miền tây Tây Tạng và cũng cho ra kết quả là chè.Những dữ liệu này cho thấy các tàn dư thực vật khai quật được là những bằng chứng cụ thể đầu tiên của chè trên thế giới. Vào thời điểm đó, chè là một sản phẩm thương mại vô cùng sang trọng cùng với hàng dệt may di chuyển dọc theo con đường tơ lụa khoảng 2.000 năm trước và đã được chuyển sang Tây Tạng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?