Khám phá

Bí ẩn làng cổ có phong thủy tốt nhất Việt Nam, được Cao Biền, Tả Ao trấn yểm nhưng vướng lời nguyền

Ngôi làng được cả Thánh Tả Ao và Cao Biền khen ngợi về phong thủy.

Đây là nơi học giỏi nhất Việt Nam, đến vua Tự Đức còn khen ngợi vì thành tích học tập xuất sắc / Bí mật về quán lẩu lớn nhất thế giới ở Trung Quốc, thực khách không dám đứng lên đi WC vì 1 lý do

Ở Việt Nam có nhiều vùng đất địa linh nhân kiệt, sở hữu phong thủy cực tốt. Thế nhưng, nếu để kể tên ngôi làng có thế đất vượng khí nhất thì chắc chắn làng Nam Trì sẽ được kể đến đầu tiên.

Làng Nam Trì nằm ở xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Sở dĩ nơi đây nổi tiếng về phong thủy đẹp là bởi gắn với sự tích 2 thánh địa lý Cao Biền và Tả Ao ra tay trấn yểm ngôi làng. 2 vị này được đời sau phong thánh, thờ làm bậc thành hoàng ở làng Nam Trì. Ngôi làng cổ này cũng là nơi duy nhất thờ chung cả 2 vị với nhau.Người đời truyền miệng, những ngôi đình, đền tại Nam Trì là bằng chứng của cuộc thi thố tài năng giữa Cao Biền và Tả Ao. Một bên là thầy phù thủy nổi tiếng phương Bắc, một bên là thánh địa lý nổi danh đất Việt.

lang-nam-tri-4-1686631557.jpg

Ảnh minh họa

Thánh Tả Ao cho rằng thế đất làng Nam Trì rất đẹp nên đã cùng người dân xây dựng đình, đền. Ông ở đây mãi đến khi già, qua đời thì được người dân lập đền thờ Thành hoàng, đôi khi vẫn hiển linh báo mộng. Trong khi đó, Cao Biền cũng có công trạng nhất định với ngôi làng này, bất chấp việc từng có nhiều tiếng xấu với xứ Việt. Vậy nên vị thầy địa lý nổi tiếng Trung Quốc mới được người dân nơi đây tôn kính như vậy.

lang-nam-tri-3-1686631557.jpg

Được biết, cả thánh Tả Ao và Cao Biền đều nhận xét làng Nam Trì có thế “Phượng hoàng hàm thư” (chim phượng hoàng ngậm thư”. Thế đất có bốn khu, sau sáp nhập lại thành hai khu gọi Bảo Tàng, Ngọc Khê, được mô tả: Thiên Nam Trì thuỷ sơn hà đới - Địa Bảo Tàng hương bích ngọc khê (nghĩa là: Thiên nhiên Nam Trì thủy sơn sông nước bao quanh; Đất đai Bảo Tàng có khe nước trong xanh). Nam Trì là nơi có tam giang giao hội, thuỷ tụ khê lưu, chảy vòng chín khúc tức là 3 mặt hai dòng sông lớn (phía bắc và phía đông) và dòng sông nhỏ (phía tây). Thế đất này, những bậc địa lý tài danh quả quyết, chắc chắn dân làng sẽ phát về đường công danh, tài lộc.

Lời nguyền từ Quận công Đinh Văn Tả

Nhưng thực tế thì số người đỗ đạt, công thành danh toại ở làng này lại khá ít, cũng không quá nổi bật. Nguyên nhân được cho là có liên quan đến lời nguyền của Quận công Đinh Văn Tả. Chuyện kể rằng khi thánh Tả Ao đến đây, làng có 2 họ lớn là họ Đinh và họ Vũ. Họ Vũ giàu có, là địa chủ, đồ Nho, chữ nghĩa, nhiều đời làm chức sắc cao nên có phần bề thế hơn họ Đinh. Cũng vì vậy mới bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn.

lang-nam-tri-2-1686631557.jpg

Khi thánh Tả Ao ở Nam Trì chịu ơn họ Đinh nhiều nên đã giúp họ này tìm long mạch, đặt mộ phần ở gò đất quí, mong con cháu đời sau của họ đỗ đạt, làm quan lớn. Sau này đến năm Quảng Hòa thứ 4, thời Mạc Phúc Hải (nhà Mạc), ông Đinh Tú, hậu duệ họ Đinh đỗ Tiến sĩ, có tên trong Văn Miếu Quốc Tử Giám và Văn Miếu Xích Đằng. Ông cũng là người đầu tiên trong làng đỗ đạt cao như vậy.

 

Cháu của cụ Đinh Tú là Đinh Văn Tả còn làm quan to hơn, có công lớn với vua Lê chúa Trịnh nên được phong Thần từ ngay khi còn sống. Ngày ông mất, vua và chúa còn đến viếng, ban thụy hiệu Vũ Dũng, tổ chức lễ tang nghi thức của bậc đế vương.

lang-nam-tri-5-1686631557.jpg

Họ Đinh phất lên như diều gặp gió, đẩy mâu thuẫn với họ Vũ lên cao. Khi Quận công Đinh Văn Tả vinh quy bái tổ, người dân chỉ đón ông từ chợ Đìa đầu làng, không phải từ cột Đá Mốc như phong tục. Giận chuyện này nên Quận công đã đóng đinh thuyền giữa nền đình, lập lời nguyền: Từ đây Nam Trì không còn ai đỗ đạt cao được nữa.

Không hiểu có phải vì lời nguyền ứng nghiệm không mà dù trước đó được thánh Tả Ao giúp sức, làng Nam Trì vẫn rất mờ nhạt trong chuyện khoa cử. Về sau có người trong làng ngủ mơ thấy thánh Tả Ao về báo mộng, khuyên xây Văn miếu – Tháp bút – Đài nghiên trong đình làng để hóa giải lời nguyền của Quận công.

lang-nam-tri-1-1686631557.jpg

Kể từ khi dựng lại ngôi đền ở Gò Vườn Soi, nơi xưa kia Cao Biền xây đền thờ Thần Lang Công, Bảo Công, chuyện thi cử khởi sắc hơn hẳn. Đáng mừng hơn cả, sau nhiều thế kỷ, họ Vũ và họ Đinh của làng không còn mâu thuẫn với nhau. Hiện tại trai, gái hai họ đã có thể kết hôn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm