Khám phá

Bí ẩn loài cây duy nhất trên thế giới có thể 'đi bộ': Bộ rễ cao bất thường, đi được 20m/năm?

Người dân địa phương cho biết loài cây kỳ lạ này có thể di chuyển 2 - 3 cm mỗi ngày hay 20m mỗi năm. Tuy nhiên, các nhà khoa học khác lại có quan điểm khác.

Biệt phủ của đại gia Vĩnh Long làm từ 4.000 cây dừa, hồ cá Koi cũng trang trí từ gỗ dừa, độc lạ nhất miền Tây / Về Đất Mũi thưởng thức loài cá kỳ lạ biết leo cây, chạy nhảy

Bất cứ ai đã từng nhìn thấy loài cây bẫy ruồi Venus nuốt chửng các loài côn trùng và cả những loài động vật có vú để tiêu hóa, thì đều biết rằng thực vật đôi khi có thể thực hiện một số hành vi hoàn toàn không giống thực vật. Socratea exorrhiza hay còn gọi là “cây đi bộ” cũng được xem là một trong những loài thực vật như thế.

Loài cây độc đáo có thể “đi lại”?

Cây đi bộ socratea exorrhiza là một loại cây cọ được tìm thấy trong các khu rừng nhiệt đới ở Châu Mỹ Latinh. Người dân địa phương cho rằng loài độc đáo này đã tiến hóa theo thời gian để có một đặc điểm khác thường – nó có thể “đi bộ” trên nền rừng. Chuyển động này giúp cây phát tán hạt ra xa cây mẹ, tạo cho chúng nhiều không gian hơn để sinh trưởng và phát triển.

Theo những hướng dẫn viên du lịch, cây đi bộ sử dụng rễ trên không nằm gần gốc của nó làm cấu trúc hỗ trợ để ổn định khi di chuyển xung quanh. Những hệ thống rễ chuyên biệt này hoạt động giống như chân hoặc xúc tu cho phép nó từ từ di chuyển lên đến vài chục mét mỗi năm. Khi những rễ này tiếp xúc với đất mới, chúng bám chặt và bắt đầu phát triển thành những cấu trúc hỗ trợ lớn hơn giúp đẩy cây tiến lên nhanh hơn trước.

Cây đi bộ socratea exorrhiza

Nhiều người dân địa phương cho biết loài cây này có thể “đi” được 2 hoặc 3cm mỗi ngày hay 20m mỗi năm. Socratea exorrhiza cắm rễ mới theo hướng nó muốn di chuyển, còn các rễ già sẽ khô lại và mục đi. Ngoài ra, khi các rễ trên trở nên quá dài, chúng sẽ đứt ra ở đầu, cho phép di chuyển dễ dàng hơn qua thảm thực vật rậm rạp hoặc các chướng ngại vật khác. Những loài thực vật độc đáo này có xu hướng ở trong khu vực ban đầu của chúng và sẽ không di chuyển quá xa nơi chúng mọc lần đầu – thường không quá 100m hoặc hơn.

Giải mã hiện tượng “cây biết đi”: Thực hay hư?

Việc loài cây thuộc họ cọ này có khả năng đi lại đã kích thích sự tò mò của rất nhiều khách du lịch. Tuy nhiên, những nghiên cứu của nhà sinh vật học Gerardo Avalos, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vững ở Atenas, Costa Rica, lại cho kết luận ngược lại.

Theo bài phân tích năm 2005 được đăng trên tạp chí Biotropica của chuyên gia này, cây và rễ của socratea exorrhiza không thực sự biết di chuyển như nhiều người vẫn nghĩ. Một số rễ ở cây có thể chết đi, nhưng bản thân cây đó vẫn cắm rễ tại chỗ.

 

"Bài báo của tôi chứng minh rằng niềm tin về cây cọ biết đi chỉ là một huyền thoại. Việc nghĩ rằng một cây cọ thực sự có thể theo dõi sự thay đổi ánh sáng của tán cây bằng cách di chuyển chậm trên nền rừng… chỉ là một câu chuyện mà các hướng dẫn viên du lịch kể với du khách đến rừng nhiệt đới để làm bài thuyết trình của họ phong phú hơn", Avalos chia sẻ với Life's Little Mysteries.

Dẫu vậy, socratea exorrhiza vẫn là một phần quan trọng của hệ sinh thái rừng nhiệt đới, cung cấp môi trường sống và thức ăn cho nhiều loài động vật. Những chiếc lá của loài cây này là thức ăn cho lười và khỉ, còn thân cây là nơi trú ẩn cho nhiều loại côn trùng và động vật không xương sống. Cây cọ đi bộ cũng được người dân bản địa trong rừng nhiệt đới sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Những chiếc lá được dệt thành giỏ, chiếu và mái nhà, trong khi gỗ được sử dụng cho xây dựng và trở thành chất đốt.

- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: Tiền phong/CNN/The Sun.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm