Tử Cấm Thành rộng tới 720.000m2 nhưng không có 1 bóng cây xanh, lý do đằng sau gây bất ngờ
Dụng ý của 15 lớp gạch dưới sàn của Tử Cấm Thành / Lãnh cung trong Tử Cấm Thành cấm du khách tới tham quan vì hai lý do này
Cố Cung Tử Cấm Thành được biết đến là 1 công trình hoành tráng cả về mặt kiến trúc và lịch sử. Từ thiết kế tới diện tích và ý nghĩa của công trình này đều khiến hậu thế phải gật gù cảm phục. Tử Cấm Thành nằm ở trung tâm Bắc Kinh, Trung Quốc, rộng tới 700.000m2 và có đến 800 cung điện lớn, nhỏ khác nhau. Đây là nơi các đời vua triều nhà Thanh bàn chuyện triều chính, cũng là nơi hậu cung sinh sống.
Nhiều năm qua, nhiều người cũng đưa ra nhiều thắc mắc, tò mò về các vấn đề xoay quanh Tử Cấm Thành. Một trong số đó là lý do tại sao trong Tử Cấm Thành rộng lớn lại không có bóng dáng của cây xanh.
1. Đảm bảo sự uy nghiêm của hoàng đế
Người xưa quan niệm vua chính là thiên tử, là người có quyền lực cao nhất trong triều. Vì thế mọi thứ trong cung phải thấp hơn nơi vua ở để đảm bảo sự tôn nghiêm, uy quyền của nhà vua. Đó cũng là lý do mà cây xanh bị chặt hết.
Không chỉ vậy, nhìn từ xa nếu như vương triều có quá nhiều cây xanh thì sự tôn nghiêm của cung điện cũng giảm đi vài phần. Nhiều người cho rằng cây xanh sẽ làm phân tán sự chú ý của người nhìn, khiến họ không thấy được sự nguy nga, tráng lệ và tôn nghiêm của 1 triều đại. Bởi vậy, Tử Cấm Thành không có cây xanh là điều cần thiết.
Sự uy nghiêm của hoàng đế là điều quan trọng hơn cả trong thời đại phong kiến. Ảnh minh họa: Internet
Thực chất, trong Tử Cấm Thành chỉ có vườn Thượng Uyển là nơi có nhiều cây xanh. Còn lại những nơi khác đều bị cấm trồng cây. Sự thật này khiến nhiều người bất ngờ, nhất là khách tham quan khi tới thăm Cố Cung.
2. Đề phòng hỏa hoạn xảy ra
Một lý do chính khiến người ta không trồng cây trong Tử Cấm Thành chính là để đề phòng hỏa hoạn xảy ra. Các cung ở Tử Cấm Thành đều được xây dựng từ các loại gỗ quý, hiếm, nếu như có cháy sẽ gây thiệt hại nặng nề. Hơn nữa, ở thời đại nhà Thanh, các biện pháp chữa cháy chưa phổ biến nên nếu xảy ra cháy nổ sẽ rất nguy hiểm. Các loại tài liệu quý, báu vật cũng được cất giữ tại đây nên việc phòng cháy là rất cần thiết.
Bắc Kinh cũng là vùng đất có độ ẩm khá thấp, trong mùa đông dễ xảy ra tình trạng cháy. Vì thế, từ thời xa xưa, Tử Cấm Thành đã không có bóng cây xanh để hạn chế tối đa việc cháy nổ.
3. Đề phòng kẻ gian
Tử Cấm Thành là 1 vùng đất rộng lớn, chia thành nhiều cung lớn, nhỏ khác nhau. Nếu như trong Tử Cấm Thành được trồng nhiều cây chắc chắn kẻ gian, thích khách sẽ dễ bề lợi dụng và đạt được mục đích.
Tử Cấm Thành không có cây xanh để tránh kẻ gian lợi dụng. Ảnh minh họa: Internet
Vào năm Gia Khánh thứ 18, 1 toán thích khách đã đột nhập vào Tử Cấm Thành và tiến sát cung vua Gia Khánh triều nhà Thanh. Vì vậy, ông cho chặt toàn bộ cây ở đại điện từ lúc bấy giờ. Việc không có cây trồng ở các cung cũng giúp cho thị vệ phát hiện ra thích khách dễ dàng hơn, tránh những tình huống xấu xảy ra, đảm bảo an nguy của người có vị thế cao trong cung.
4. Quan niệm phong thủy
Lý do Tử Cấm Thành rộng tới 700.000m2 nhưng không có cây xanh cũng bắt nguồn từ 1 quan niệm phong thủy. Từ thời nhà Thanh, nhiều người đã quan niệm rằng cây xanh (hành mộc) sẽ tương khắc với khu vực sảnh (hành thổ). Chính vì sự đối nghịch này nên triều đại nhà Thanh không khuyến khích trồng cây ở các cung cũng như các đại điện. Từ lâu nay, cây xanh được cho là thứ tối kỵ, có nghĩa không mấy tốt đẹp nên dường như không được trồng ở Cố Cung nguy nga và tôn nghiêm.
- Video khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: Tiền phong/CCTV.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khi Tôn Ngộ Không gạch xóa sổ sinh tử ở địa phủ đã bỏ sót ba con khỉ? Hắn không biết nhưng Như Lai hiểu rất rõ
Trong 'Tây Du Ký', sư phụ của Thái Thượng Lão Quân là Hồng Quân Lão Tổ, vậy sư phụ của Ngọc Hoàng là ai?
Loài động vật kỳ dị được phát hiện ở Việt Nam, có ngoại hình gây ám ảnh chỉ sau cái nhìn đầu tiên
Bí ẩn ‘hoa Phật’ 3.000 năm mới nở 1 lần mọc đầy ở Việt Nam: Cả thế giới sốt sắng, sự thật mới ngã ngửa
Loài động vật cùng thời với khủng long nay vẫn tồn tại ở Việt Nam, chỉ có 2 nơi đủ điều kiện nuôi
Việt Nam hãnh diện sở hữu loài chim quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, đẹp đến không rời được mắt